Mục Lục
Căn nguyên của bệnh lý nhồi máu cơ tim là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh, khoa học gây tổn hại tới mạch máu và thúc đẩy xơ vữa động mạch tích tụ cũng như phát triển. Do vậy để phòng tránh nguy cơ tái phát và hỗ trợ phục hồi chức năng tim mạch, người bệnh nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì rất quan trọng, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì
Trước tiên để đánh giá vai trò của thực phẩm đối với bệnh nhồi máu cơ tim, cần xem lại những tác nhân gây bệnh cũng như gia tăng nguy cơ phát – tái phát bệnh.
-
Nguyên nhân nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim hay còn gọi là thiếu máu cơ tim là do sự tắc nghẽn trong các động mạch vành ở tim, máu không kịp cung cấp đến cơ tim khiến chúng bị hoại tử và chết tim. Sự tắc nghẽn này là kết quả của sự tích tụ các chất béo xấu trong động mạch, làm cho lòng động mạch hẹp lại, cản trở sự lưu thông của dòng máu.
Cholesterol trong máu tích tụ ở thành mạch tạo ra các mảng xơ vữa, khi đủ lớn mảng xơ vữa bị bong tróc ra hình thành các cục máu đông chặn hoàn toàn đường đi của máu gây ra nhồi máu cơ tim cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy các cholesterol xấu này được hình thành từ đâu ??? Từ chính những thức ăn hàng ngày có trong thịt, mỡ, trứng, đường,… mà con người nạp vào cơ thể nhưng không chuyển hóa hoặc đào thải hết dẫn đến lắng đọng lại mạch máu. Ngoài ra còn do các yếu tố như thừa cân, béo phì, lười vận động, tiểu đường, huyết áp đều ảnh hưởng tới sự gia tăng cholesterol có hại trong cơ thể. Bởi vậy chế độ dinh dưỡng có thể nói là chiếm vai trò quan trọng đối với bệnh lý nhồi máu cơ tim nói riêng và sức khỏe con người nói chung.
-
Những thực phẩm tốt cho người bị nhồi máu cơ tim
Để cải thiện sức khỏe tim mạch, phòng tái bệnh trở lại, người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm hạn chế cholesterol không tốt, kèm theo một thực đơn ăn uống khoa học và phù hợp với tình hình sức khỏe.
Dưới đây là lời khuyên hữu ích về các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì:
- Rau xanh: nhóm thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau củ quả là lựa chọn hàng đầu đối với tất cả mọi người, không chỉ riêng người gặp vấn đề về tim mạch. Rau xanh chứa nhiều chất xơ và vitamin, sắt, có vị thanh đạm. Tuy nhiên khi chế biến rau xanh không nên dùng dầu mỡ để xào nấu, nên dùng các cách chế biến như luộc, làm salad, rau sống; chú ý chọn rau sạch và rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cam, chanh, bưởi là những loại quả giàu chất chống oxy hóa, vitamin; trong khi đó quả bơ và chuối chứa một lượng lớn kali và chất béo tốt giúp giảm cholesterol xấu, huyết áp có tác dụng tốt đối với bệnh lý huyết áp và tim mạch, ngừa đái tháo đường.
- Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, gạo lứt, ngô, bánh mì cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng, chất đạm và chất chống oxy hóa. Khi ăn ngũ cốc nguyên hạt vào các bữa chính trong ngày sẽ tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát được lượng đồ ăn và cân nặng cơ thể mong muốn mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Một cuộc khảo sát về ngũ cốc nguyên hạt cho thấy nếu dùng ba khẩu phần 28 gram ngũ cốc mỗi ngày có thể giảm 22% nguy cơ bệnh tim mạch.
- Thực phẩm giàu protein có trong thịt nạc, cá, trứng, ức gà, sữa,… Các loại thực phẩm này cần được ăn đa dạng, đổi món mỗi ngày để tăng khẩu vị cho mỗi bữa ăn, bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khẩu phần ăn cần được kiểm soát ở lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều, lượng hấp thụ protein hàng ngày ở nữ giới là 46gram, còn ở nam giới là 56 gram.
- Nước. Đối với bệnh nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì không quan trọng bằng việc uống đủ nước mỗi ngày. Nước cung cấp chất khoáng, chất điện giải, hỗ trợ vận chuyển dinh dưỡng và oxy đi nuôi các tế bào, thực hiện chức năng đào thải và thanh lọc độc tố ở từng tế bào ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước canh.
- Tinh dầu thông đỏ Royal Hàn Quốc là sản phẩm khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch. Do cơ chế hoạt động của tinh dầu thông đỏ khi vào cơ thể, hoàn tan các cholesterol có hại, phân giải chúng khiến chúng không thể “làm tổ” tại thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru, máu được cung cấp đầy đủ tới cơ tim sẽ giảm nguy cơ gây bệnh nhồi máu cơ tim. Mặc dù thông đỏ không phải là thuốc không thể thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng nếu uống thông đỏ từ sớm hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng xơ vữa diễn ra. Đồng thời tinh chất từ lá thông tự nhiên còn hỗ trợ kiểm soát lượng mỡ và lượng đường trong máu, hạn chế tình trạng mỡ máu và đái tháo đường ở người sử dụng. Muốn tìm sản phẩm uy tín, và được tư vấn chu đáo về cách dùng hãy liên hệ tới trung tâm tinh dầu thông đỏ – 78 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
-
Thực phẩm người nhồi máu cơ tim nên hạn chế
Trong phạm vi bài viết “Người bệnh nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì”, ngoài các nhóm thực phẩm có lợi cho người bệnh, cần chú ý cả những nhóm thực phẩm có hại, hạn chế tối đa hoặc bỏ được thì càng tốt:
- Thực phẩm nhiều đường (bao gồm đường kính, đường hóa học) trong bánh kẹo, chocolate không tốt cho răng miệng và tim mạch. Chúng làm tăng nguy cơ tiểu đường, đồng thời tăng nguy cơ gia tăng bệnh nhồi máu cơ tim.
- Thực phẩm nhiều muối. Người Việt có xu hướng ăn mặn, nêm nếm các món ăn đậm đà hấp dẫn mặc dù đã có nhiều bài viết cảnh báo chế độ ăn mặn ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe tim mạch và huyết áp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người bình thường, khỏe mạnh không gặp vấn đề về huyết áp, béo phì cũng chỉ nên nạp 6-8gr muối/ngày bao gồm muối ăn, nước mắm, hạt nêm, muối trong đồ ăn sẵn. Còn đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim thì lượng muối mỗi ngày không được vượt quá 5gram. Vì vậy nên tập thói quen ăn nhạt hơn, hoặc sử dụng các loại gia vị tự nhiên để chế biến thức ăn.
- Thức phẩm nhiều cholesterol. Không phải chất béo nào nạp vào cơ thể cũng là chất béo xấu. Bởi vậy người nhồi máu cơ tim ăn gì và kiêng gì thì cần sáng suốt trong việc lựa chọn các chất béo tốt có ích cho sức khỏe. Trong đó cần tránh xa các loại chất béo bão hóa có nguồn gốc từ động vật (mỡ lợn, thịt đỏ); chất béo dạng trans fat có trong thức ăn nhanh (hamburger, khoai tây chiên, cánh gà rán) hay là trong các loại dầu ăn thường ngày. Thay vào đó, nên dùng các loại dầu ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu lạc, dầu hướng dương.
- Thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích khác đều làm tổn hại sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài. Mặc dù chúng không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng cũng góp phần không nhỏ khiến bệnh trầm trọng hơn và biến chứng bệnh xấu hơn, giảm tỉ lệ phục hồi tự nhiên của cơ thể.
Như vậy có thể thấy người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì và kiêng gì không khó thực hiện, quan trọng nhất là cần giữ tinh thần lạc quan, áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt, khẩu phần ăn vừa đủ, kết hợp các bài tập trị liệu vận động thân thể sẽ giúp cơ thể chóng lành bệnh và tránh tái bệnh.