Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm phổ biến toàn cầu gây ra bởi virus HBV dưới 2 hình thức cấp tính và mãn tính. Đặc biệt virus HBV rất dễ lây nhiễm, được đánh giá có tốc độ lây lan gấp virus HIV 50-100 lần. Virus này có thể tồn tại ngoài cơ thể trong 7 ngày, thời gian ủ bệnh khoảng 75 ngày, nhiều trường hợp có thể dao động từ 30 đến 180 ngày đã tiến triển thành viêm rồi dần thành xơ và ung thư gan. Vậy viêm gan do virus HBV sẽ lây nhiễm qua đâu và làm thế nào để phòng ngừa bệnh, cùng xem bài viết dưới đây.
Các con đường lây nhiễm và phòng ngừa viêm gan B
Nắm được hoạt động và con đường lây lan chính là cách để phòng tránh bênh hiệu quả nhất.
-
Viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
90-95% người mẹ mắc viêm gan HBV mãn tính sẽ truyền sang cho con mình trong quá trình mang thai và chuyển dạ, bắt đầu từ tuần thứ 28 cho đến ngày thứ 7 sau khi sinh là giai đoạn virus phát triển mạnh và dễ lây nhiễm nhất. Tuy nhiên tùy thuộc vào tải lượng virus và nồng độ HBeAg (kháng nguyên virus) trong cơ thể người mẹ, một số ít trường hợp có thể sẽ không lây truyền sang con.
Đó là lý do vì sao các mẹ dự định và chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm máu tổng thể để kiểm tra sức khỏe nói chung và virus HBV nói riêng. Việc phát hiện sớm tình trạng bệnh sẽ giúp mẹ bầu có cách dự phòng và điều trị, giảm nguy cơ lây nhiễm sang con mình tốt nhất. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm gan B thì ngay khi chào đời sẽ được tiêm vaccine và huyết thanh kháng virus HBV để ngừa lây nhiễm.
Lưu ý quan trọng với các mẹ bầu, virus HBV không gây ảnh hưởng đến hình thái và sức khỏe thai nhi nên các mẹ có thể yên tâm và thả lỏng nếu biết bản thân bị viêm gan B khi đang trong thai kỳ. Đồng thời virus này cũng không lây lan qua sữa mẹ, nên mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú sữa mẹ ngay từ khi chào đời để con tăng đề kháng tự nhiên. Trường hợp hy hữu bệnh có thể lây khi trẻ bú mẹ là do núm vú của mẹ bị trẻ cắn nhá gây trầy xước, nứt, chảy máu (lây qua đường máu), bởi vậy mẹ có thể tìm hiểu cách hút sữa cho con ăn bình bằng sữa mẹ và dùng kem bôi ẩm làm mềm núm vú mỗi ngày.
-
Viêm gan B lây qua đường tình dục
Virus HBV tồn tại trong tinh dịch và dịch âm đạo, nên quan hệ tình dục không an toàn là yếu tố chính lây nhiễm viêm gan HBV. Một số trường hợp khác bị nhiễm do sử dụng công cụ tình dục không được khử trùng đúng cách hoặc trong quá trình quan hệ thô bạo bị trầy xước cũng là nguy cơ gây bệnh. Chủ yếu phương thức này xảy ra ở các hoạt động mại dâm, quan hệ tập thể không lành mạnh.
Để tránh tình trạng này xảy ra, các biện pháp tình dục an toàn nhất là sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi. Đối với các bạn trẻ trước khi kết hôn, cần kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân; sau khi kết hôn thì nên định kỳ thăm khám sức khỏe cả hai vợ chồng, và duy trì lối sống khoa học. Tất nhiên cũng không cần quá lo lắng nếu phát hiện đối phương có mầm bệnh virus HBV, vì hiện tại đã có vaccine phòng bệnh viêm gan B và bệnh cũng đã có phương pháp chữa trị.
-
Viêm gan B lây qua đường máu
Virus HBV lây qua đường máu có thể bằng nhiều trường hợp. Ví dụ như việc sử dụng chung hoặc tái sử dụng kim tiêm trong môi trường y tế hoặc giữa những người tiêm chích ma túy. Tương tự nếu dùng chung các vật dụng cá nhân của người mang virus HBV như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, cắt móng tay,… cũng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Trường hợp khác là lây nhiễm trong quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm gan B vô tình tiếp xúc với vết thương hở hoặc máu của người bệnh, hoặc là nhân viên y tế trong quá trình phẫu thuật, lấy máu bệnh nhân dùng bộ dụng cụ chưa khử trùng theo đúng quy định sẽ có khả năng bị nhiễm virus.
Một trường hợp khác ít gặp hơn là người bình thường được truyền máu của bệnh nhân HBV.
-
Phòng ngừa viêm gan B
Như vậy, có 3 con đường chính lây lan virus viêm gan HBV là đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh ???
- Tầm soát sức khỏe, xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ virus định kỳ, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người có tiền sử mắc bệnh gan, mẹ dự định mang thai.
- Tiêm phòng vaccine viêm gan B theo khuyến cáo của Bộ y tế ở cả trẻ em và người lớn, ưu tiên đội ngũ y tế, bệnh nhân chạy thận hay người ghép tạng, thường xuyên phải truyền máu,…
- Duy trì lối sống sinh hoạt – quan hệ lành mạnh, chung thủy, một vợ một chồng.
- Cải thiện sức khỏe bằng thực phẩm xanh, an toàn, bồi bổ cơ thể bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chính hãng uy tín.
- Tăng cường vận động trao đổi chất, cải thiện miễn dịch và đề kháng cơ thể.
Các câu hỏi thường gặp về viêm gan B
Ngoài ra, một số câu hỏi về virus viêm gan B thường thấy sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Người mắc viêm gan B có sống được lâu không ?
Nếu duy trì được lối sống lành mạnh, tuân thủ phương pháp điều trị, và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kiểm soát tình trạng cũng như biến chứng bệnh, người bị viêm gan virus HBV hoàn toàn có thể sống lâu và vui vẻ.
Chồng bị viêm gan B có lây cho vợ không ?
Câu trả lời là có thể có, có thể không, nhưng đây là trường hợp có nguy cơ cao. Ngoài việc virus HBV lây qua đường tình dục, thì việc sống chung trong 1 gia đình sẽ có những đồ vật dùng chung như cắt móng tay, lược, dao cạo,… sẽ ẩn chứa các nguy cơ lây qua đường máu, ví dụ như người chồng cắt móng tay bị xước gây chảy máu, nhưng lại không tiệt trùng thì virus này sẽ bám ở bề mặt và lây qua người vợ nếu sử dụng cũng bị trầy xước gây chảy máu.
Thứ 2 nữa là ở thời điểm người chồng phát hiện ra bệnh lý thì tải lượng virus đã đủ mạnh để lây nhiễm hay chưa, đồng thời liệu người vợ đã tiêm phòng trước đó và đã nhắc lại mũi tiêm đó hay chưa, liệu trong cơ thể người vợ có đủ kháng nguyên ngừa bệnh hay không ?
Bởi vậy đây là câu hỏi khó, nhưng nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa ở trên thì có thể hạn chế tối thiểu nguy cơ lây truyền bệnh thấp nhất.
Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không ?
Như đã phân tích ở trên, virus HBV chỉ tồn tại và lây qua 3 con đường là máu, tình dục và lây từ mẹ sang con, hoàn toàn không lây qua đường nước bọt hay ăn uống chung, nên không cần phải cách ly và ăn riêng. Người mắc viêm gan HBV có thể sống chung bình thường, lưu ý các vật dụng cá nhân cần riêng biệt đảm bảo cho người thân gia đình.
Bị viêm gan B uống tinh dầu thông đỏ được không ?
Hoàn toàn được và nên uống. Nói chung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ trợ là cần thiết để giúp tăng cường miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Nhất là ở giai đoạn trung niên khi các tế bào trong cơ thể có dấu hiệu già hóa, suy giảm chức năng thì việc sử dụng thực phẩm có lợi như tinh dầu thông đỏ nên được khuyến khích.
Chưa kể tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc là thực phẩm có chiết xuất và nguồn gốc thảo dược tự nhiên, lành tính. Đồng thời tinh dầu lá thông còn có khả năng “kháng viêm” rất mạnh nên bài trừ các nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn, tạo khiên miễn dịch hiệu quả. Nếu tìm mua được sản phẩm thông đỏ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine thì còn tốt nữa vì đây là thương hiệu chính phủ, được nhập khẩu chính ngạch và bảo trợ chất lượng bởi Chính phủ Hàn Quốc cũng như Bộ y tế Việt Nam.