Rối loạn tiền đình có thực sự nguy hiểm ?

Các biểu hiện thường gặp của rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt, chao đảo, khó giữ được thăng bằng mà bất kì ai ở độ tuổi trưởng thành đều có thể gặp phải và không lường trước được hậu quả của nó. Đôi khi việc chữa trị không dứt điểm bệnh sẽ gây ra nguy cơ té ngã bị chấn thương hoặc các biến chứng mất ngủ, đột qụy.

Tất tần tật về rối loạn tiền đình

Trước hết để nắm được các nguy cơ của bệnh lý, cần hiểu kĩ hơn về nguồn gốc, nguyên nhân và triệu chứng tiền đình.

Bệnh tiền đình - Nỗi ám ảnh của tất cả mọi người
Bệnh tiền đình – Nỗi ám ảnh của tất cả mọi người
  1. Hệ thống tiền đình và rối loạn tiền đình

Nằm ở vị trí phía sau ốc tai, hệ thống tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể, được điều khiển bởi các dây thần kinh nằm trong não. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người thì hệ thống tiền đình sẽ nghiêng theo các động tác này, điều chỉnh cơ thể thăng bằng, và tạo sự phối hợp giữa bộ phận khác gồm cử động mắt, nghiêng đầu và thân mình.

Trong đó, dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua ống lỗ tai trong, là đường dẫn truyền thông tin, có mối quan hệ mật thiết với việc điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.

Bởi vậy hiểu một cách chính xác rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương ở tuyến tiền đình và dây thần kinh số 8, khiến các thông tin dẫn truyền bị sai lệch, dẫn tới cơ thể mất kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai hoặc buồn nôn.

  1. Phân loại và triệu chứng rối loạn tiền đình

Có 2 dạng tiền đình với các đặc điểm tương ứng như sau:

  • Rối loạn ở tiền đình ngoại biên: Hầu hết các bệnh nhân tiền đình đều thuộc thể này, biểu hiện ở các cơn đau đầu hoặc chóng mặt thoáng qua, diễn ra trong thời gian ngắn khi đột ngột thay đổi tư thế như đứng lên ngồi xuống, lắc đầu. Ngoài ra một số trường hợp khác xuất hiện tình trạng chóng mặt kéo dài, không thể đi đứng, chỉ nằm bệt một chỗ.
  • Rối loạn ở tiền đình trung ương: thường liên quan đến dây tiền đình ở não, tiểu não, nên người bệnh đi đứng khó khăn, hay bị choáng váng, xây xẩm mặt mày hoặc nôn ói.
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
  1. Nguyên nhân gây rối loạn hệ thống tiền đình

Tùy thuộc vào từng loại tiền đình mà sẽ do các nguyên nhân gây bệnh khác nhau:

  • Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên gây ra bởi 1 hoặc nhiều yếu tố sau: viêm thần kinh, viêm tiền đình, viêm mê nhĩ, u dây thần kinh số 8, viêm tai giữa, dị vật ống tai ngoài. Mặt khác có thể do ảnh hưởng bởi các rối loạn chuyển hóa gồm suy giáp, tiểu đường.
  • Hội chứng tiền đình trung ương thì có mối quan hệ với nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, u não hoặc xơ cứng mạch máu.

Bên cạnh đó, các tác nhân gây rối loạn tiền đình khác phải kể đến như:

  • Tuổi tác: Người càng lớn tuổi thì suy giảm chức năng càng diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới nguy cơ mắc các hội chứng tiền đình cũng cao hơn, chủ yếu bắt đầu xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi. Theo thống kê cứ 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người có dấu hiệu tiền đình.
  • Mất máu quá nhiều: do phẫu thuật, chấn thương, nôn hoặc đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh.
  • Stress, áp lực đến từ môi trường (ô nhiễm, tiếng ồn), công việc, cuộc sống và các mối quan hệ tạo căng thẳng cho đầu óc.
  • Sử dụng các chất kích thích liều lượng cao, ảnh hưởng đến trí não.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh tiền đình
Nguyên nhân thường gặp của bệnh tiền đình
  1. Nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng tiền đình

Từ các nguyên nhân gây bệnh dễ dàng khoanh vùng nhóm đối tượng có nguy cơ cao đối với bệnh lý tiền đình.

  • Nhóm người cao tuổi: Tại Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã gặp những dấu hiệu khởi phát về rối loạn tiền đình, những người 65 tuổi trở lên thường xuyên bị chóng mặt thì có đến 50% là do ảnh hưởng của tiền đình; nguy hiểm hơn là ½ số ca tử vong do tai nạn ở người cao tuổi đến từ việc bị chấn thương, té ngã do chóng mặt và mất thăng bằng. Tại Việt Nam tình trạng này diễn ra tương tự và số ca mắc hội chứng tiền đình đang có xu hướng trẻ hóa hơn
  • Nhóm người làm việc trí óc hoặc làm việc trong môi trường căng thẳng. Điển hình là dân văn phòng, dân lái xe, thậm chí là học sinh, sinh viên có môi trường làm việc áp lực cao, cộng thêm tính chất công việc ngồi một chỗ, ít vận động gây stress, mất ngủ kéo theo một loạt các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp làm tổn thương hệ thống thần kinh nói chung và dây thần kinh số 8 nói riêng, khiến mất kiểm soát hệ thống tiền đình.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do sự thay đổi lớn về hormone trong quá trình thai nghén, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu ốm nghén thiếu dinh dưỡng khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng. Đồng thời tâm sinh lý thay đổi mạnh mẽ, dễ lo lắng, trầm cảm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống tiền đình.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, dùng các chất kích thích gây ảo giác, có hại cho sức khỏe não bộ.
Nhóm đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
Nhóm đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình
  1. Biến chứng của rối loạn hệ thống tiền đình

Để trả lời cho câu hỏi rối loạn tiền đình có thực sự nguy hiểm, hãy cân nhắc đến các khả năng có thể xảy ra từ các hậu quả của tiền đình

  • Dễ bị té, bị ngã: Mặc dù các triệu chứng tiền đình chỉ diễn ra nhất thời một vài phút, nhưng ảnh hưởng của chúng là không nhỏ. Khi tiền đình xảy đến, cơ thể bị mất thăng bằng đột ngột, các cơ quan bị mất tự chủ sẽ dẫn tới việc người bệnh bị đổ ngã không kiểm soát, tạo ra các tình huống nguy hiểm tới tính mạng nếu người bệnh đang đi cầu thang, đang tham gia giao thông,… hoặc khi ngã vô tình làm tổn thương các chỗ hiểm.
  • Tăng nguy cơ đột qụy: một phần nhỏ bệnh lý tiền đình quan hệ mật thiết tới nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Nếu nguyên nhân tiền đình là do hệ mạch máu thì khả năng đột qụy thật sự ở mức báo động, cần phải được can thiệp chữa trị.
  • Mất ngủ, trầm cảm là dạng bệnh mãn tính có khả năng di chứng từ các cơn đau đầu, chóng mặt do tiền đình tạo ra, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Có thể phòng rối loạn tiền đình bằng cách nào?

Tiền đình khá phổ biến hiện nay, nếu ở thể nhẹ người bệnh hoàn toàn có thể tự phòng tránh và điều chỉnh thói quen có ích cho cơ thể và não bộ, nếu nặng sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị. Dù ở thể nào, thì đều cần áp dụng các biện pháp sau:

Thực phẩm có lợi cho người bị rối loạn tiền đình
Thực phẩm có lợi cho người bị rối loạn tiền đình
  • Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần. Đối với dân công sở hoặc người làm việc tại chỗ, năng vận động nhiều nhất có thể, đi lại hoặc vận động tại chỗ để máu được lưu thông tuần hoàn.
  • Hạn chế dùng chất kích thích, nếu uống rượu bia cần kiểm soát liều lượng và tần suất uống, không lạm dụng.
  • Tăng cường uống nước mỗi ngày, gồm nước lọc, nước giải khát, nước canh rau.
  • Giảm căng thẳng lo lắng bằng việc đi ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, hạn chế ý nghĩa tiêu cực và thường xuyên trò chuyện với người thân để giải tỏa áp lực tâm lý.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng các loại thực phẩm có tính an thần như hạt sen, nấm linh chi,… giúp não bộ được nghỉ ngơi và tái tạo dây thần kinh.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế bệnh tăng huyết áp, tiểu đường hoặc mỡ máu bằng thực phẩm bổ trợ như hồng sâm, tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc,…
  • Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột như xoay đầu cổ, đứng lên ngồi xuống quá nhanh.

Nếu phát hiện cơ thể bất thường, nên thăm khám bác sĩ để có chỉ định chuyên khoa, tránh để bệnh diễn biển trầm trọng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *