Mục Lục
Như đã nói đến ở kỳ trước, tiểu đường là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không thể tái tạo isullin hoặc không sử dụng isullin một cách hiệu quả khiến nồng đồ glucose trong máu cao. Thường 65% người bệnh không phát hiện mình bị đái tháo đường cho đến khi các biến chứng của chúng tác động lớn khiến cơ thể mệt mỏi, bị sụt cân nghiêm trọng, mắt mờ,…
Đái tháo đường hiện nay là bênh lý diễn ra âm thầm và nguy hiểm, nhưng lại không có cách chữa trị dứt điểm 100%, đồng nghĩa người tiểu đường hoàn toàn phải học cách sống chung với bệnh, phụ thuộc vào thuốc hoặc isullin để giảm sự phát triển và biến chứng tiểu đường.
Tuy nhiên đó chưa hẳn là “án tử” dành cho bất kì ai, thực tế với sự phát triển của y học và khoa học, có rất nhiều cách thức để chung sống tích cực, thậm chí là chiến thắng được tiểu đường.
Lập kế hoạch thăm khám và xét nghiệm đái tháo đường định kỳ
-
Các loại xét nghiệm đái tháo đường
Để kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể, có khá nhiều cách xét nghiệm tùy thuộc vào thể trạng từng người và điều kiện y tế của khu vực, chủ yếu có những phương pháp sau.
-
Xét nghiệm đường niệu (Glucose nước tiểu)
Với người bình thường, lượng glucose sẽ được tái hấp thu hoàn toàn ở phần ống thận, nên chỉ số trung bình sẽ khoảng 0,5 moL/24h, ngưỡng cao nhất là từ 1,6 – 1,8 g/L. Nếu lượng đường trong máu sau khi xét nghiệm vượt quá mức này, chứng tỏ thận không hấp thụ được glucose, glucose đã xuất hiện trong nước tiểu và dấu hiệu đái tháo đường bước đầu được khẳng định.
Đây là một xét nghiệm khá cơ bản dùng để sàng lọc đái tháo đường cho người bệnh nhân khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên hiện phương pháp này chỉ có tác dụng sàng lọc tổng quát, vì một số người có chức năng thận kém, không bị tiểu đường nhưng vẫn có đường trong nước tiểu. Do vậy nếu có kết quả xét nghiệm đường niệu không khả quan, hãy bình tĩnh và nghe theo chỉ dẫn bác sĩ thực hiện tiếp các xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác định tình trạng tiểu đường.
-
Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên
Giống như tên gọi, đây là một xét nghiệm đường máu ngẫu hứng, tại các thời điểm bất kì, không phụ thuộc vào thời gian hay khoảng cách giữa các bữa ăn của người thực hiện xét nghiệm.
Theo tiêu chuẩn WHO, nếu chỉ số xét nghiệm đường máu ngẫu nhiên ≥ 180mg/dL thì kết luận đái tháo đường.
-
Xét nghiệm glucose lúc đói
Đây được xem là phương thức xét nghiệm chỉ số đường huyết phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, người thực hiện xét nghiệm được yêu cầu phải nhịn ăn ít nhất là 8 tiếng trước đó. Và các chỉ số định mức cụ thể như sau:
- Kết quả ≥ 7,0 mmol/L (≥126mg/dL) à Kết luận đái tháo đường.
- Kết quả nằm trong khoảng từ 5,6 – 7,0 mmol/L (100 – 126mg/dL) à Kết luận nguy cơ đái tháo đường.
- Kết quả dưới mức 5,6 mmol/L à Kết luận bình thường.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
Đây cũng là hình thức xét nghiệm đái tháo đường phổ biến, đánh giá sự chuyển hóa glucose trong cơ thể, có chi phí thấp, dễ thực hiện và dễ đánh giá ở người bệnh đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Với nghiệm pháp này, người thực hiện sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 8h tối hôm trước. Quy trình như sau.
Bước 1. Thực hiện lấy máu để định lượng glucose lúc đói.
Bước 2: Uống 1 lượng glucose 75g trong vòng 5 phút.
Bước 3: Tiếp tục lấy máu định lượng glucose ở các thời điểm sau uống 60 -120 phút.
Ở nghiệm pháp dung nạp glucose, nếu chỉ số glucose ở thời điểm 60-120 phút cao hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL) thì kết luận đái tháo đường.
-
Xét nghiệm HbA1c.
Phương pháp xét nghiệm này không yêu cầu nhịn ăn, mà trực tiếp lấy máu và đo lường chỉ số HbA1c, cụ thể:
- Kết quả ≥ 6,5% à Kết luận đái tháo đường.
- Kết quả từ 5,7 – 6,4% à Kết luận tiền tiểu đường.
- Kết quả dưới 5,7% à Kết luận bình thường.
-
Các địa chỉ xét nghiệm và thăm khám tiểu đường
Hiện nay nếu để xét nghiệm đái tháo đường cho kết quả chính xác và có giá trị khi đi khám bệnh tại bệnh viện lớn thì Medlatec là địa chỉ tin cậy. Với kinh nghiệm hơn 20 năm, dịch vụ xét nghiệm của Medlatec khá chuẩn chỉnh, tiện lợi, liên kết và được nhiều bệnh viện công, phòng khám tư công nhận kết quả, mà không cần phải thực hiện lại xét nghiệm.
Ngoài ra, tại Hà Nội, nếu bệnh nhân muốn đi kiểm tra, khám và chữa đái tháo đường, nên đến các địa chỉ bệnh viện uy tín sau:
- Bệnh viện Nội tiết trung ương: Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phát hiện và điều trị bệnh lý Đái tháo đường.
- Bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh viện Thanh Nhàn.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Bệnh viện Lão khoa trung ương.
Còn tại TP Hồ Chí Minh, các địa chỉ sau cũng là đại điểm thăm khám đái tháo đường tin cậy:
- Bệnh viện Đại học Y Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Bệnh viện Nhân dân 115.
- Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Lưu ý, người bệnh dù đã đang hay chưa mắc đái tháo đường thì cũng nên định kì kiểm tra sức khỏe tổng quát và xét nghiệm tiểu đường để sớm phát hiện bệnh lý và có biện pháp chữa trị kịp thời.
>>>> Tham khảo: Đái tháo đường kỳ 1: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng của tiểu đường.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh kết hợp giữa vận động và thực đơn ăn uống
-
Đái tháo đường thì nên hoạt động thể chất thế nào?
Vốn dĩ tập thể dục là một phương pháp cải thiện và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên đối với người có bệnh lý tiểu đường, thể trạng hay mệt mỏi, dễ tụt đường huyết và huyết áp, cần lựa chọn các bộ môn thể thao phù hợp, vận động nhẹ nhàng với cường độ luyện tập từ thấp đến cao dần, khởi động, thả lỏng trước và sau khi tập luyện. Chú ý không nên tập quá sức, hoặc tập trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, ưu tiên lắng nghe cơ thể.
Một số người tiểu đường nặng, phải kiểm lượng đường huyết trước và sau khi tập, đảm bảo lượng đường huyết luôn thấp hơn 250mg/dl trước lúc tập. Nếu đường huyết cao hơn thì trong quá trình tập có thể dẫn đến nguy cơ giảm đường huyết nhanh gây nguy hiểm.
Có thể tham khảo các phương pháp vận động sau:
-
Đi bộ
Bài tập quen thuộc và hiệu quả hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Việc duy trì thói quen đi bộ 3 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút, sẽ giúp giải phóng lượng đường, kích thích quá trình vận chuyển của đường máu đến tế bào làm hạ đường huyết. Đồng thời đây cũng là môn thể thao tăng cường sự dẻo dai và tốt cho tim mạch.
Không nên quá quan tâm vào tốc độ của việc đi bộ mà hãy thư giãn và thả lỏng cơ thể, hít thở không khí, hướng đến suy nghĩ tích cực. Ở những người mới bắt đầu tập luyện có thể đi bộ nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục. Nên nhớ ưu tiên những cung đường bằng phẳng, và đôi giày thật thoải mái nhé.
-
Khiêu vũ
Âm nhạc và khiêu vũ là sự kết hợp hoàn hảo giúp giảm tải sự căng thẳng thần kinh, cải thiện não bộ và đặc biệt là kiểm soát lượng đường huyết. Ít ai biết rằng 1 người trưởng thành nặng 68kg có thể đốt cháy 150 calo chỉ trong vòng 30 phút nhảy múa.
Với người tiểu đường phải hạn chế tập luyện nặng, thì các bài khiêu vũ nhẹ nhàng uyển chuyển sẽ thích hợp hơn các môn thể thao khác.
-
Yoga
Yoga thực sự là “liều thuốc tinh thần” cho người bị tiểu đường lâu năm.
Các tác động của yoga đối với tiểu đường thực tế đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện được chức năng thần kinh khi tập yoga, giảm mỡ thừa, và cải thiện đường huyết.
-
Bơi lội
Đối với người tiểu đường bị biến chứng xương khớp, thì bơi lội là môn thể thao cực kì phù hợp. Khi bơi lội trong môi trường dưới nước, cơ thể sẽ được nâng đỡ, giảm trọng lực lên toàn bộ khớp xương mà vẫn đảm bảo toàn thân được vận động thích hợp.
Tuy nhiên khi bơi lội hết sức cẩn thận với việc bị chấn thương ở bàn chân, vì chỉ dù 1 vết xước nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng và khó phục hồi.
-
Đạp xe
Đối với bệnh nhân tiểu đường biến chứng tim mạch, thì đạp xe là sự lựa chọn số một. Khi đạp xe, lượng máu được tăng cường lưu thông về chân, bảo vệ đôi chân trước các tác động của bệnh đái tháo đường.
-
Thực đơn và nguyên tắc ăn uống dành cho người tiểu đường
-
Ăn khi nào ???
-
Đối với người tiểu đường tuýp 2, việc giờ giấc ăn uống khá quan trọng, việc ăn uống không đúng giờ sẽ tác động xấu đến hoạt động tiết isullin của cơ thể. Cụ thể isullin cứ sau 3 tiếng dâng lên 1 lần, nếu ăn uống liên tục, isullin liên tục phải tiết ra và làm việc nhiều khiến chất lượng kém đi.
Do vậy người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa nên cách nhau 3 tiếng, thực đơn lành mạnh, đủ chất, không ăn vặt hay các thực phẩm chứa nhiều đường.
-
Ăn gì ???
- Bỏ đường: gồm các loại đường tinh luyện chính là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường và béo phì. Lưu ý không bao gồm đường tự nhiên trong rau củ quả, mà là đường hóa học có trong các thực phẩm ăn sẵn như bơ, xúc xích, đồ đóng hộp.
- Yêu mỡ lành: các thực phẩm chứa mỡ lành trong thực vật và động vật sẽ giúp chuyển đổi hormone, kích thích cơ thể khỏe và săn chắc, ngoài ra còn khiến cơ thể no lâu hơn.
- Ăn carbo tốt: là các thực phẩm tự nhiên, chưa qua sơ chế. Ví dụ như cơm gạo lứt tốt hơn cơm hạt trắng.
- Danh sách thực phẩm tốt nên dùng như;
+ Hoa quả chứa ít lượng đường như bơ, đu đủ, dưa chuột,….. Hạn chế chuối, xoài và nho.
+ Rau xanh đặc biệt các loại rau mọc trên mặt đất như súp lơ, bắp cải, cải xoăn,… Hạn chế các loại củ mọc dưới đất như củ cải, đậu hà lan, đậu xanh.
+ Các loại hạt không gia vị như hạnh nhân, óc chó, hạt điều.
+ Ưu tiên các loại dầu làm từ dầu oliu, bơ, mỡ động vật, dầu dừa.
+ Chất đạm thì gồm đầy đủ các loại hải sản, thịt, trứng.
-
Ăn bao nhiêu ???
Mỗi bữa ăn của người tiểu đường, nên chia nhỏ theo từng bữa. Có thể dùng đĩa nhỏ để khống chế lượng đồ ăn nạp vào cơ thể, nhưng vẫn cần đầy đủ dưỡng chất. Cụ thể là một bữa ăn cân bằng sẽ gồm 40% chất xơ (rau), 30% đạm (thịt), 20% carbo (tinh bột), 10% mỡ.
-
Ăn như thế nào ???
Bạn đã bao giờ nghe đến nguyên tắc Bữa ăn ngược ? Đó chính là việc ăn theo thứ tự Chất xơ – Chất đạm – Chất béo – Tinh bột. Việc ăn theo thứ tự này sẽ giảm cảm giác thèm ăn và no lâu hơn.
-
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ và chế độ ăn khoa học, người bệnh có thể tham khảo thêm các thực phẩm hỗ trợ tiểu đường khác, giúp hỗ trợ tác động kiểm soát và ổn định lượng đường huyết trong máu. Tuy nhiên cần chú ý về nguồn gốc, thành phần, công dụng, cách sử dụng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một vài gợi ý về các thực phẩm hỗ trợ tiểu đường
- Hồng sâm: có cơ chế hoạt động tương tự isullin, khi vào cơ thể vừa giải phóng các cholesterol xấu, vừa hạ đường huyết. Nếu sử dụng kết hợp isullin và hồng sâm lâu dài có thể khiến đường huyết trong máu được ổn định. Lưu ý chỉ nên dùng sản phẩm sâm nguyên chất, không chứa đường. Một vài thương hiệu hồng sâm Hàn Quốc uy tín như Cheong Kwan Jang, Daedong Korea Ginseng,…
- Tinh dầu thông đỏ: theo nghiên cứu, trong lá thông đỏ Hàn Quốc có chứa thành glycoginin làm hạ thấp đường huyết, phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường hiệu quả.
Một nghiên cứu của Bệnh viện trường đại học Seoul – Cơ sở Bundang về thử nghiệm sử dụng tinh dầu thông đỏ ở người tiểu đường cho thấy, sau uống 90 phút, lượng đường trong máu của người sử dụng giảm từ 40-60mg/dL. Sau 14 tuần uống thông đỏ đều đặn, khả năng chuyển hóa đường của người bệnh được cải thiện rõ rệt.
Tương tự như hồng sâm, uống tinh dầu thông đỏ nên lựa chọn tinh dầu thông chính phủ có chiết xuất nguyên chất 100%, không nên dùng thông đỏ pha tạp thảo dược hoặc có thêm thành phần khác. Có thể nghiên cứu tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine – là sản phẩm hiện đang được nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam, có chứng nhận của MFDF (Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc) công nhận là sản phẩm giúp duy trì và ổn định lượng đường trong máu.