Mục Lục
Trong cơ thể, thận là cơ quan quan trọng đảm nhiệm vai trò lọc máu giúp loại bỏ các độc tố, các chất dư thừa qua đường bài tiết, cân bằng lượng muối và điện giải, ổn định huyết áp. Tình trạng thận suy giảm chức năng lọc máu được gọi tắt là suy thận, từ đó khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe chung, và có thể gây ra tử vong. Hãy cùng tác giả tìm hiểu về nguồn gốc bệnh lý này cũng như các biểu hiện của bệnh để có thể phát hiện sớm, phòng ngừa biến chứng nặng nề của bệnh.
Phân loại suy thận và tiến trình phát triển bệnh
Theo y khoa nghiên cứu và đánh giá dựa trên biểu hiện phát bệnh và tình trạng suy giảm chức năng của thận mà chia bệnh lý này thành 2 dạng:
- Cấp tính: là hiện tượng thận bị suy nặng, khởi phát đột ngột và diễn biến rất nhanh, người bệnh có thể lập tức trở nặng chỉ sau 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên thì tỉ lệ chữa trị thận suy cấp tính khá cao, khả năng hồi phục sẽ được tăng lên trong trường hợp hoặc người bệnh được phát hiện sớm hoặc người bệnh có nền tảng sức khỏe tốt, đề kháng mạnh.
- Mãn tính là tình trạng thận đã bị suy giảm chức năng một thời gian dài cho đến khi mất đi hoàn toàn khả năng lọc máu vốn có, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh lý huyết áp, thiếu máu trầm trọng và rối loạn điện giải. Người bệnh xác định sẽ phải sống chung với bệnh bằng cách thực hiện lọc máu nhân tạo định kỳ cho tới khi thực hiện phẫu thuật ghép thận thì mới có cơ hội sống tiếp.
Bên cạnh đó, người ta có phân loại theo các cấp độ phát triển bệnh, nhằm giúp y bác sĩ và người bệnh theo dõi được tiến trình và áp dụng phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả nhất:
- Cấp độ 1: Ở giai đoạn đầu thận bị tổn thương âm ỉ bên trong, nhưng chưa ảnh hưởng tới quy trình lọc máu nên người bệnh hoàn toàn không nhận thấy biểu hiện khác thường.
- Cập độ 2: Bước sang giai đoạn 2, thận bị suy giảm chức năng từ 40-50%, khả năng lọc máu cũng giảm xuống còn 60-89ml/phút, các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện, người bệnh sẽ đôi khi thấy mệt mỏi khi gắng sức do thiếu máu, tuy nhiên sẽ không quá rõ rệt khiến người bệnh thường chủ quan.
- Cấp độ 3: Chức năng của thận giảm hẳn 75%, tốc độ lọc máu còn 30-59ml/phút, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về tiểu tiện khác thường (như tiểu nhiều hơn, hay tiểu ít, tiểu rắt) hoặc bắt đầu thấy tình trạng sưng phù không rõ nguyên nhân ở tay và chân.
- Cấp độ 4: Thận giảm chức năng lên tới 90%, tốc độ lọc máu chỉ còn 15-39ml/phút, các triệu chứng liên tục diễn ra gồm bị mẩn ngứa, khó thở, phù nề nghiêm trọng,… Ở giai đoạn này, người bệnh bắt buộc phải lọc máu chạy thận.
- Cấp độ 5: Giai đoạn cuối của bệnh, khi thận suy quá 90%, người bệnh sống phụ thuộc hoàn toàn vào lọc máu và chờ đợi ghép thận nhằm cứu lấy sự sống cuối cùng. ở trong khoảng thời gian này, các triệu chứng diễn ra nặng nề hơn hết cả, người bệnh có thể tiểu ra máu.
Nguồn gốc của suy thận do đâu?
Theo thời gian, cùng với quá trình lão hóa và những thói quen sinh hoạt có hại sẽ gây tác động xấu lên cơ thể, gián tiếp làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, trong đó phải kể đến:
- Ăn quá mặn: đây là một thói quen rất phổ biến ở người Việt, sở thích ăn uống đậm đà, chế biến thực phẩm nhiều gia vị và muối vô hình gây áp lực tới hệ tiết niệu, gồm bàng quang và thận, làm cản trở quá trình bài tiết. Lâu dần thận bị quá tải hoạt động hiển nhiên sẽ suy giảm chức năng.
- Uống ít nước: bên cạnh ăn mặn thì lười uống nước cũng là hành vi làm ảnh hưởng tới quá trình bài tiết và thanh lọc của thận, khiến chất độc hại tích tụ trong cơ thể, lâu ngày ắt sinh bệnh, chưa kể đến làm tăng nguy cơ tạo thành sỏi trong thận, làm suy thận.
- Nhịn tiểu: thói quen nhịn tiểu rất không tốt đối với bàng quang, không chỉ làm suy giảm chức năng tiểu tiện, mà còn làm suy giảm chức năng bàng quang và thận.
- Tình dục với cường độ liên tục tạo sức ép rất lớn cho thận, cũng là yếu tố làm hại thận nếu lạm dụng quá đà.
Ngoài ra thì suy giảm chức năng ở thận còn do các nguyên nhân từ các bệnh lý liên quan thận khác hoặc là biến chứng trong quá trình điều trị các bệnh lý khác như:
- Bệnh thận khác: sỏi thận, thận hư, nhiễm trùng hay viêm cầu thận.
- Biến chứng từ bệnh đái tháo đường, bệnh về gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan), bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
- Biến chứng từ việc lạm dụng thuốc giảm đau thời gian dài mà không có chỉ định từ bác sĩ.
>>> Tìm hiểu thêm: Rối loạn nhịp tim và những nguy hiểm của bệnh.
Những dấu hiệu điển hình báo hiệu suy thận gồm có gì ?
Dựa trên tốc độ phát triển bệnh như đã nhắc tới ở trên, dễ dàng nhận thấy các triệu chứng thường thấy của tình trạng suy giảm chức năng thận như sau:
- Thiếu máu: do thận đóng vai trò thanh lọc máu, góp sức vào quy trình sản sinh hồng cầu, nên khi chức năng thận yếu đi đồng nghĩa với tốc độ lọc máu giảm, khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu và xảy ra các triệu chứng điển hình như là mệt mỏi, thở dốc, hoa mắt, chóng mặt,…
- Tiểu tiện bất thường: chức năng tiểu tiện đi liền với chức năng của thận, khi thận suy, khả năng bài tiết cũng diễn ra không ổn định, người bệnh sẽ buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu lại rất ít và sẫm màu, thận suy càng nặng thì người bệnh sẽ bị tiểu rắt, tiểu buốt, thậm chí là tiểu ra máu.
- Phù nề: là biểu hiện hàng đầu khi thận gặp vấn đề, do lượng nước trong cơ thể bị ứ đọng không thoát được ra ngoài gây ra tình trạng sưng phù nề ở tay hoặc chân, hoặc mắt cá.
- Da bị nổi mẩn, ngứa cũng thể hiện tình trạng sức khỏe thận kém hơn do lượng độc tố tích tụ lâu ngày không được đào thải sẽ phát ra bên ngoài bề mặt da, tạo thành những mảng mẩn ngứa khó chịu
- Đau bên mạn lưng, ở vị trí lưng dưới, sát với mạn sườn là cơn đau biểu thị của việc suy thận. Người bệnh có thể có cảm giác đau nhói, và buốt khác với những con đau mỏi lưng do xương khớp thông thường.
- Chuột rút ở tay và chân là biểu hiện của việc rối loạn điện giải khi thận bị suy giảm chức năng gây nên.
- Rối loạn sinh lý ở nam giới cùng là triệu chứng phổ biến, được quan tâm khá nhiều, gồm có cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn,
Nên làm gì để cải thiện chức năng thận, phòng suy thận ?
Dựa trên các nguyên nhân tác động xấu tới chức năng thận, mọi người đều có thể thực hiện ngay các biện pháp tăng cường sức khỏe thận như:
- Tập ăn nhạt hơn, thay vì chế biến món ăn nhiều gia vị mặn, thì có thể tập thói quen ăn đồ luộc, đồ hấp hay các loại salad heathy.
- Uống nhiều nước hơn, trung bình cơ thể một ngày cần khoảng 2-2,5lits nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải và bài tiết. Nến chia nhỏ lượng nước uống trong ngày, không nên uống dồn một lúc quá nhiều.
- Không nên nhịn tiểu.
- Tình dục lành mạnh.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, bệnh về gan, tim mạch,… Bằng cách luôn kiểm tra sức khỏe định kỳ, sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe thận.