Cần làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột ?

Hạ đường huyết là một biến chứng phổ biến ở người đái tháo đường, tuy nhiên một số ít trường hợp người bệnh không bị tiểu đường vẫn có nguy cơ bị tụt đường huyết. Vậy nguyên nhân căn bệnh này do đâu, triệu chứng thế nào và phải làm gì khi bản thân hay người bên cạnh bị hạ đường máu đột ngột.

Hạ đường huyết đột ngột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Hạ đường huyết đột ngột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Như thế nào thì được gọi là hạ đường huyết ?

Đường glucose trong máu là thành phần không thể thiếu đối với sự sống của con người, chúng có nhiệm vụ nuôi dưỡng các tế bào và các bộ phận trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Đường huyết của người bình thường dao động trong khoảng 70 mg/dL (3,9 mmol/L) đến 140mg/dL (7,8 mmol/L) tùy thuộc vào thời điểm trước ăn hay sau ăn. Nếu chỉ số đường huyết đo được cao hơn 140mg/dL thì có nguy cơ đái tháo đường và nếu thấp hơn 70mg/dL thì được xem là bị tụt đường huyết.

Ngoài ra nếu người bệnh có các biểu hiện dưới đây là đang báo động cơ thể bị thiếu hụt một lượng glucose cần thiết để duy trì các hoạt động bên trong.

  • Đường huyết hạ kéo theo huyết áp giảm gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, choáng váng, cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực làm bất kì việc gì, chân tay nặng nề hoặc bị run.
  • Tim đập nhanh hơn, trồng hồi ở ngực, tăng cảm giác lo âu bất an.
  • Đổ mồ hôi ở vùng đầu, trán, và nách.
  • Cảm giác cồn cào ở bụng, đói và thèm đồ ngọt. Tuyến nước bọt nhạy cảm và tiết nhiều hơn.
  • Hiện tượng hoa mắt, mờ mắt.

Nếu tại thời điểm này, người bệnh không được bổ sung đồ ăn hay chữa trị kịp thời sẽ dễ chuyển sang các biểu hiện nặng hơn như không đứng vững, không nhìn rõ, thậm chí là ngất xỉu và hôn mê.

Vì sao lại bị hạ đường huyết ?

Có khá nhiều nguyên nhân gây hạ đường máu, đa phần thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, một số ít ca hiếm gặp hơn là ở người không bị đái tháo đường. Cụ thể có những yếu tố sau là căn nguyên chính dẫn đến bệnh lý này.

Dấu hiệu khi bị tụt đường huyết
Dấu hiệu khi bị tụt đường huyết
  • Biến chứng tiêm insulin ở người bệnh tiểu đường: do khả năng hấp thụ insulin ở mỗi người bệnh là khác nhau, vì vậy nếu lạm dùng hay sử dụng chúng quá mức cho phép, không có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ sẽ gây ra tác dụng ngược, làm tụt đường huyết đột ngột. Hoặc khi người bệnh có cơ thể nhạy cảm khi thay đổi loại insulin khác, bị phản ứng quá mạnh mẽ, làm đường máu bị giảm.
  • Tác dụng phụ của thuốc trong quá trình chữa trị đái tháo đường, trường hợp này một số ít có xảy ra.
  • Người đái tháo đường tuýp 1 nếu làm việc quá sức hay ăn uống quá kiêng khem cũng dễ bị hạ đường máu.
  • Hậu quả của giảm cân, giảm ăn đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi với lượng glucose ít ỏi dẫn đến bị thiếu năng lượng và đường glucose trầm trọng.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa (rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng tuyến giáp – tuyến thượng thận) khiến cơ thể dễ bị hạ huyết áp và đường huyết.
  • Bệnh u tụy nội tiết Insulinoma là dạng bệnh lý hiếm gặp xảy ra khi xuất hiện khối u tiết isulin dẫn đến dư thừa hormone tuyến tụy, làm rối loạn đường huyết, gây hạ đường huyết, thường xảy ra sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
  • Uống quá nhiều bia rượu, đặc biệt ở người tiểu đường – bia rượu cực kỳ có hại cho gan đồng thời cản trở quá trình tân tạo đường ở gan, khiến cơ thể không tự tạo lượng glucose cần thiết. Nguy hiểm hơn là đa số người sau khi uống rượu bia thường hay đi ngủ luôn nên bỏ lỡ các triệu chứng tụt đường huyết diễn ra vào ban đêm hoặc rạng sáng.

Phải làm gì khi bị hạ đường huyết ?

Tụt đường huyết có thể là tình trạng thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên vẫn cần tiếp thu các kiến thức, dấu hiện nhận biết, cách phòng tránh và xử trí khi gặp các tình huống hạ đường máu đột ngột. Đôi khi lúng túng trong cách sơ cứu trong khi chờ đội ngũ y tế khiến người bệnh chậm chễ trong phục hồi, dễ biến chứng nặng sang hôn mê và nguy cơ phù não.

Khi bị hạ huyết áp cần làm những gì?
Khi bị hạ huyết áp cần làm những gì?
  1. Cách cấp cứu người bệnh hạ đường máu tại nhà

Ngay khi nhận thấy người thân có các dấu hiệu tụt đường huyết, lập tức dừng toàn bộ các loại thuốc hạ đường máu hoặc insulin đang sử dụng, khẩn trương nắm bắt và suy đoán tình hình người bệnh và xử lý phù hợp như sau:

  • Nếu bị hạ đường máu thể nhẹ, nhanh và hiệu quả nhất có thể cho uống ngay cốc nước đường tỉ lệ 3 thìa đường và 100ml nước; hoặc có thể ăn ngay một viên kẹo ngọt. Khi người bệnh có tín hiệu khả quan và đỡ mệt mỏi hơn, tiếp tục bổ sung đường và năng lượng bằng bánh ngọt, hoa quả hoặc sữa. Theo dõi đường huyết liên tục trong 4h để tránh đường máu tăng quá cao đối với người đang bị tiểu đường.
  • Nếu bị hạ đường máu thể nặng hơn, áp dụng các biện pháp trên không đáp ứng, người bệnh dần mất đi ý thức, không thể ăn hay nuốt đồ ăn và dần hôn mê sâu, cần thực hiện biện pháp tiêm tĩnh mạch đường glucose (20-30%) khoảng 30-60ml, sau đó kết hợp truyền glucose nhỏ giọt nồng độ 5-10% đến khi người bệnh lấy lại ý thức và có thể tự ăn uống bình thường. Nếu không có khả năng tự cấp cứu như trên cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
  1. Phòng ngừa hạ đường huyết

Ngoài ra, người bệnh có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường hoặc hay bị tụt đường huyết, cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh, hạn chế bệnh tiến triển và biến chứng nguy hiểm hơn.

  • Chia sẻ và thông báo bệnh lý của mình tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp, và hướng dẫn họ cách sơ cứu và hỗ trợ khi bản thân bị hạ đường máu đột ngột.
  • Luôn mang theo bánh kẹo, đồ ngọt trong túi mỗi khi đi ra ngoài, đề phòng có đồ ăn ngay khi chớm tụt đường.
  • Tránh làm việc quá sức, tránh bỏ ăn hay lùi giờ ăn.
  • Luôn ăn uống đầy đủ, đúng bữa đúng giờ. Có thể ăn tăng các bữa phụ giữa sáng và giữa buổi chiều bằng các loại hoa quả.
  • Nếu là phụ nữ cần cẩn trọng và nên nghỉ ngơi nhiều hơn vào những ngày kinh nguyệt.
  • Nếu đang bị đái tháo đường, Đo đường huyết mỗi ngày và kiểm tra sức khỏe định kì hàng năm; sử dụng thuốc và tiêm insulin theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
  1. Uống tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc với người đái tháo đường và hạ đường máu

Thực tế, tinh dầu thông đỏ là thực phẩm được đông đảo giới chuyên khoa khuyến khích dùng đặc biệt đối với người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu và đường máu, bởi tác dụng kép của thông đỏ hỗ trợ hiệu quả trong làm giảm lượng cholesterol xấu và cân bằng đường huyết.

Thực phẩm bổ sung sức khỏe tinh dầu thông đỏ Royal
Thực phẩm bổ sung sức khỏe tinh dầu thông đỏ Royal

Một nghiên cứu lâm sàng diễn ra tại trường đại học Seoul – Chi nhánh Buldang đã thực hiện ở 57 người bị rối loạn dung nạp đường và người bình thường trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy người uống tinh dầu thông đỏ đều đặn 2 viên mỗi ngày có lượng đường huyết ổn định và cải thiện khả năng chuyển hóa đường tốt hơn những người không uống thông đỏ.

Bởi vậy để phòng ngừa bệnh tiểu đường nói chung và tránh bị hạ đường huyết nói riêng, uống tinh dầu thông đỏ cũng là phương án đem lại kết quả tích cực. Tuy nhiên nên lựa chọn những thương hiệu và sản phẩm chính hãng, an toàn sử dụng đối với sức khỏe, đồng thời duy trì uống đều đặn và kèm theo thuốc tiểu đường nếu có.

Địa chỉ đại lý phân phối tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia Royal Korean Red Pine nhập khẩu chính ngạch từ Hàn Quốc.

  • Trung tâm Tinh dầu thông đỏ – 78 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Website: https://thongdoroyal.com/
  • Hotline tư vấn 24/24: 1900 8888 56

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *