Mục Lục
Từ trước đến nay, mọi người thường quan tâm đến sự nguy hiểm và biến chứng của huyết áp cao nhiều hơn, mà xem nhẹ tầm ảnh hưởng của huyết áp thấp đối với sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, bất kì sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều cảnh báo những dấu hiệu bất ổn của cơ thể. Do đó cần tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như các biện pháp phòng tránh việc hạ huyết áp để bảo vệ sức khỏe tối đa.
Thế nào gọi là huyết áp thấp ?
Các chỉ số đo huyết áp thường được biểu hiện qua 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nếu huyết áp tâm thu để đo áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp thì huyết áp tâm trương để đo áp suất lòng mạch khi tim nghỉ ngơi giữa 2 lần bóp.
Ở người bình thường trị số huyết áp trung bình thường là 120/80 mmHg. Nếu đo bằng máy đo huyết áp điện tử thì giá trị huyết áp tâm thu là số trên (120), huyết áp tâm trương là số dưới (80).
Trường hợp người bệnh đột ngột hạ huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương bé hơn 60 mmHg thì được xem là mắc bệnh lý huyết áp thấp. Lúc này các mạch máu bị co lại làm thể tích máu của người bệnh bị giảm xuống gây ra các triệu chứng thiếu máu, làm chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
Bệnh này thường xảy ra phổ biến ở người già và phụ nữ, tuy nhiên xu hướng người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao, nguyên nhân do đâu ?
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp
Có khá nhiều nguyên nhân khiến hạ huyết áp, cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, phần lớn thuộc các nhóm sau:
-
Mắc bệnh lý liên quan tim mạch
Huyết áp và tim mạch là cặp đôi luôn đi cùng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu người bệnh gặp các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, suy giảm chức năng khiến hoạt động co bóp của tim bị ngưng trệ, không đủ máu cung cấp cho các bộ phận khác sẽ dễ gây ra tình trạng tụt huyết áp.
-
Tác dụng phụ của thuốc tây
Một số loại tây dược giống như con dao hai lưỡi, có chứa các thành phần làm giảm huyết áp của người dùng như thuốc lợi tiểu, thuốc trầm cảm, thuốc dành cho người bị Parkinson,…; một số ít trường hợp người bệnh bị phản ứng phụ của thuốc gây tê trong quá trình phẫu thuật.
-
Rối loạn nội tiết tố
Hoạt động của tuyến giáp có nhiệm vụ sản sinh hormone kiểm soát nhịp tim, huyết áp và tuyến thượng thận. Nếu tuyến giáp có vấn đề bị suy giảm chức năng cũng khiến huyết áp bị hạ đột ngột.
-
Thiếu dinh dưỡng
Chế độ ăn quá đơn giản sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tăng nguy cơ làm nhịp tim đập bất thường dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra thì với những người bị chán ăn, ăn quá ít, hay bị tiêu chảy, nôn dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước cũng làm giảm huyết áp.
-
Nguyên nhân khách quan khác
Bên cạnh đó các yếu tố sau cũng góp phần gây ra bệnh huyết áp thấp.
- Phụ nữ đang mang thai, lưu lượng máu kém dễ gây ra tụt huyết áp đột ngột, nên cần cẩn trọng khi thay đổi tư thế khi đứng lên khi đang nằm hoặc ngồi.
- Người bị tiểu đường sẽ biến chứng sang hạ huyết áp.
- Người uống quá nhiều bia rượu làm suy giảm chức năng của cơ thể.
- Người sống trong môi trường thiếu vệ sinh bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
- Người bị trầm cảm, bị căng thẳng quá độ do tâm lý áp lực của cuộc sống, môi trường, công việc.
- Người thay đổi tư thế đột ngột khiến cơ thể bị mất kiểm soát thăng bằng, máu không kịp lưu thông.
Các biểu hiện phổ biến của bệnh huyết áp thấp
Đáng mừng là các triệu chứng của giảm huyết áp đột ngột rất dễ nhận biết nhưng đa phần người bệnh lại hay chủ quan, coi thường sức khỏe mà không ngờ trước các hậu họa của bệnh:
-
Chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu
Đây là triệu chứng điển hình nhất của việc hạ huyết áp, máu không được tuần hoàn lên não, gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt lao đao. Đặc biệt khi người bệnh đột nhiên thay đổi tư thế, ví dụ như đang nằm tự nhiên ngồi bật dậy, hay tự dưng đứng phắt dậy khi đang ngồi quá lâu dễ lâm vào trạng thái xây xẩm mặt mày, cảm thấy mọi vật xoay tròn, bản thân không đứng trụ vững, không kiểm soát được cơ thể mà ngất xỉu. Triệu chứng này phải mất một lúc nghỉ ngơi khi máu tuần hoàn đều đặn trở lại mới thuyên giảm và hoạt động bình thường, nhưng nếu chúng xảy ra thường xuyên thì cần cân nhắc đi khám bệnh, tránh trường hợp huyết áp hạ bất ngờ bị ngã đập vào chỗ hiểm hoặc ngã khi đang tham gia giao thông dễ xảy ra tai nạn.
-
Đau đầu
Có thể nói đây là triệu chứng phiền toái nhất, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh nhất, Các dấu hiệu đau đầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường đau nhiều hơn ở vùng đỉnh đầu, hoặc khi cơ thể làm việc quá sức, não bị hoạt động quá mức sẽ khiến tình trạng đau nhức đầu trở nên dữ dội.
-
Giảm tập trung
Khi huyết áp bị tụt, não không nhận đủ lượng máu cần thiết cho các hoạt động của chúng thì người bệnh dễ bị giảm tập trung, thậm chỉ là suy giảm chức năng, trí nhớ.
-
Da dẻ nhợt nhạt
Là biểu hiện của việc cơ thể bị thiếu máu tuần hoàn, khiến cơ thể bị lạnh trong, da bị xanh xao, đặc biệt là ở bàn tay bàn chân cảm giác bị lạnh và tê cóng rõ rệt hơn.
-
Nhịp thở bất thường
Huyết áp thấp quá mức sẽ dẫn đến tim bị thiếu máu và oxy trầm trọng, phổi phải tăng cường hoạt động để bù đắp lượng oxy bị thiếu gây ra tình trạng nhịp tim đập nhanh, nhịp thở bị nhanh và thở nông.
-
Mệt mỏi
Đối với người hay bị hạ huyết áp thì thường xuất hiện các dấu hiệu mỏi mệt, không muốn hoạt động, thiếu sức sống là do ảnh hưởng tới hệ thần kinh bị rối loạn chức năng.
-
Khát nước
Khi huyết áp giảm, từ não sẽ phát ra tín hiệu thiếu máu, mất nước khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái thấy khát, và uống nhiều nước hơn để tăng huyết áp lên.
Cần làm gì để phòng huyết áp thấp
Mặc dù giảm huyết áp không nghiêm trọng bằng tăng huyết áp nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng của công việc và cuộc sống, khiến người bệnh kiệt quệ về thể lực và trí lực từng ngày dẫn đến gia tăng trầm cảm nhiều hơn. Do vậy các biện phòng phòng tránh việc hạ huyết áp dưới đây nên được thực hiện càng sớm càng tốt.
- Chế độ ăn uống đa dạng phong phú, cung cấp đủ dinh dưỡng, chất đạm, protein và các loại vitamin. Đối với người huyết áp thấp, để tránh việc hạ huyết áp đột ngột nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa trong ngày, hoặc ăn tăng trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin khiến cơ thể luôn ở trạng thái tỉnh táo, khỏe mạnh và dồi dào sức lực.
- Uống bổ sung các thực phẩm có lợi trong việc ổn định huyết áp như Nhân sâm, Linh chi, Tinh dầu thông đỏ. Đặc biệt ưu tiên uống thông đỏ Hàn Quốc từ 1-2 viên mỗi ngày ngoài giảm mỡ máu thúc đẩy máu lưu thông tuần hoàn, còn giúp cân bằng lượng đường, phòng ngừa đái tháo đường.
- Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc tối thiểu 7-8 tiếng mỗi ngày, giấc trưa nên ngủ tối thiểu 20 phút, không nên bỏ giấc trưa hoặc ngủ giấc trưa quá nhiều.
- Tập thể dục nhẹ nhàng và tăng cường sức khỏe tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ nghĩ về những giá trị tích cực trong cuộc sống.
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, và tránh đột ngột thay đổi tư thế.