Mục Lục
Ung thư dạ dày là bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa và khá phổ biến trên thế giới. Theo tổ chức y tế thống kê, số ca mắc bệnh ung thư này ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đây là một trong những bệnh ác tính dễ di căn và có tỷ lệ tử vong cao – nằm trong top 10 của các loại bệnh ung thư.
Nếu chúng ta hiểu rõ về bệnh, nắm bắt được các dấu hiệu của bệnh thì sẽ tăng khả năng phát hiện ung thư dạ dày sớm, từ đó kết hợp với việc thăm khám sức khỏe định kỳ để có phác đồ điều trị hiệu quả – an toàn nhất. Để có thêm kiến thức về bệnh, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Ung thư dạ dày phát triển qua các giai đoạn như thế nào?
Đối với bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia đã phân loại và chia thành 5 giai đoạn phát triển của bệnh để từ đó khi phát hiện sẽ có phác đồ điều trị tương ứng phù hợp.
– Giai đoạn sớm: Các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển, đi sâu hơn và xâm lấn vào đến lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Giai đoạn này cũng được coi là giai đoạn đầu và người bệnh vẫn chưa có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh.
– Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện – triệu chứng rõ rệt hơn về bệnh như: đau bụng, buồn nôn,…
– Giai đoạn 4: Giai đoạn các tế bào ung thư phát triển mạnh và có dấu hiệu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn cuối: Tế bào ung thư đã di căn đến nhiều các cơ quan trong cơ thể. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì trên 95% là không còn cách chữa trị, tỷ lệ tử vong cao.
Để biết tình trạng sức khỏe của bản thân, chúng ta nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao, nên tầm soát sức khỏe 3 tháng/lần. Có rất nhiều bệnh ung thư tiến triển nhanh, vì vậy nếu không kịp thời phát hiện thì khả năng chữa trị gần như bằng con số không. Người bệnh bị ung thư dạ dày ác tính ở giai đoạn cuối thì sự sống chỉ được tính bằng ngày hoặc tháng.
Những dấu hiệu phổ biến khi bị ung thư dạ dày
Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu của bệnh gần như không có dấu hiệu. Vì vậy để có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh từ sớm khá mơ hồ. Một số triệu chứng nhẹ rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn thành các bệnh khác. Nếu cơ thể bạn phát hiện một trong số các dấu hiệu dưới đây mà không rõ nguyên nhân. Hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe tổng quát, sàng lọc ung thư để biết chính xác nguyên nhân bệnh.
– Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng: Đây là cảm giác đầu tiên và sớm phát hiện nhất khi bị ung thư dạ dày. Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn sau khi ăn.
– Tự nhiên có cảm giác chán ăn: Hiện tượng này thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt, cơ thể uể oải – mệt mỏi.
– Sụt cân đột ngột: Đây cũng là một trong những triệu chứng cơ bản, sớm nhận thấy nhất khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Thông thường, người mắc bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn mặc dù sức khỏe vẫn bình thường.
– Ổ bụng đau dữ dội: Người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, bắt đầu những cơn đau từng đợt, sau đó dần trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn. Nhiều trường hợp bụng đau quắt sử dụng thuốc giảm đau cũng không có tác dụng gì.
– Nôn ra máu: Khi cơ thể chán ăn, buồn nôn mà có lẫn máu thì hãy nghĩ ngay đến khả năng các bệnh về đường ruột hoặc dạ dày.
Về cơ bản, hầu hết các dấu hiệu trên đều rất dễ nhầm lẫn với các bệnh dạ dày khác. Do đó nhiều người chủ quan và đã bỏ lỡ giai đoạn sớm của bênh ung thư dạ dày. Trong trường hợp người bệnh phát hiện bệnh sớm thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vì thế, khi thấy cơ thể thay đổi, các bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn để có thể điều trị kịp thời, kéo dài sự sống cho chính bản thân người bệnh.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày là do một số yếu tố chủ yếu sau:
Tổn thương tiền ung thư
Tổn thương tiền ung thư bao gồm các vấn đề như: teo niêm mạc dạ dày do bị viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không được điều trị; tế bào ở niêm mạc dạ dày bị biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng (chuyển sản ruột); tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, không còn phải chịu sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
Do vi khuẩn HP
Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) là loại vi khuẩn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính dẫn đến các tổn thương tiền ung thư kể trên. Vi khuẩn HP là một trong những gây ra ung thư dạ dày nếu như không được điều trị kịp thời.
Yếu tố gen di truyền
Theo nghiên cứu y khoa đã chứng minh được, bệnh ung thư này có liên quan đến một số hội chứng di truyền. Trong đó, tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con lên tới 48%. Nói dễ hiểu hơn là cứ 10 người mang thai (đã từng hoặc đang bị mắc bệnh viêm teo dạ dày) thì có 4 người đứa trẻ sẽ bị di truyền bệnh từ mẹ sang con.
Biên chứng do phẫu thuật dạ dày
Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày thì có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn so với những người bình thường. Do đó, đối với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày thì các bác sĩ chuyên ngành khuyên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-3 tháng/lần để có thể phát hiện ung thư do biến chứng từ sớm.
Làm thế nào để có thể phòng ngừa ung thư dạ dày
Để có thể phòng ngừa ung thư dạ dày, mọi người cần tham khảo một vài biện pháp được các chuyên gia chia sẻ dưới đây:
– Hãy tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tích cực sử dụng các thực phẩm tươi sống, hạn chế đồ ăn được chế biến sẵn, đồ ăn mặn, các loại đồ hun khói, nướng, chiên,…
– Hãy hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn hoặc các loại đồ uống có ga không đảm bảo.
– Hút thuốc lá, thuốc lào,… cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ra ung thư dạ dày. Thống kê tại bệnh viện K cho thấy, hầu hết những người bị ung thư dạ dày đều có sử dụng thuốc lá.
– Cần thăm khám, điều trị triệt để các bệnh có liên quan đến dạ dày để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư.
– Kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa càng sớm càng tốt nếu gia đình có người bị bệnh lý về đường tiêu hóa.
– Tập thể thao thường xuyên, đều đặn cũng là một trong những giải pháp tốt để phòng ngừa bệnh. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập những môn thể thao bạn yêu thích, vừa giúp giải tỏa căng thẳng – mệt mỏi vừa phòng ngừa được nhiều bệnh lý như: tim mạch, huyết áp, đào thải độc tố cơ thể,…
– Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe, phòng ngừa ung thư – u. Một số sản phẩm phù hợp cho đường ruột, dạ dày như các loại cao chiết xuất từ sâm như: cao hồng sâm, cao hắc sâm, tinh dầu thông đỏ chính phủ Hàn Quốc. Ngoài những tác dụng nâng cao, cải thiện và phòng ngừa bệnh thì các dòng sản phẩm này mạnh về việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu và hỗ trợ điều trị ung thư, u.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư dạ dày. Hi vọng những thông tin trên thực sự hữu ích đối với độc giả. Để có thể phát hiện bệnh từ sớm, cách tốt nhất là chúng ta nên tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần. Khi thấy những biểu hiện lạ không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám – kiểm tra. Đừng bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị, vì nó sẽ quyết định khả năng điều trị bệnh thành công hay không.