Mục Lục
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao thứ 3 chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, từ năm 1994 theo thống kê thì cứ 100.000 người dân thì có 115 người mắc tai biến mạch máu não. Vậy tại sao lại có nhiều người bị bệnh tai biến tới vậy, bệnh tai biến có biểu hiện triệu chứng ra sao và khả năng phục hồi chức năng sau tai biến như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây.
-
Tai biến mạch máu não
Là một căn bệnh cấp tính, xảy ra đột ngột, không có dự báo hay bất kì dấu hiệu nào trước đó, là tình trạng một vùng não bị tổn thương do giảm máu lên não, khiến hoạt động thần kinh của não và vị trí mà não đang điều khiển bị ngừng trệ.
Biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não
Tùy thuộc vào sự thương tổn của não và các cơ quan mà não chịu trách nhiệm quản lý mà các triệu chứng của bệnh tai biến có thể từ nặng đến nhẹ, có thể xuất hiện một hoặc nhiều các biểu hiện sau:
- Hạn chế cử động, hoạt động: yếu hoặc bị liệt nửa bên người, khó tự ngồi dậy, khó tự đứng dậy, khó lăn trở sang hai bên hoặc thay đổi tư thế khi nằm, không tự chủ các hoạt động cá nhân như vệ sinh, đánh răng rửa mặt, thay quần áo.
- Co cứng cơ. Việc cơ thể bị liệt 1 nửa người thường dẫn tới hậu quả các cơ của bên bị liệt lâu ngày sẽ bị co cứng, khó cử động. Ví dụ như cơ tay bên liệt bị cứng khiến các cơ gập, khép và xoay vào trong, tương tự khớp vai, khủy tay, bàn tay đều bị gập và xoay vào trong. Hoặc nếu để ý người bị liệt thì đầu cổ thân mình có xu hướng ngả về bên bị liệt nhiều hơn do các cơ bên liệt bị co ngắn và co cứng.
- Biến dạng khớp xảy ra ở khớp háng, khớp gối bị duỗi ra nên có cảm giác chân bên liệt dài hơn chân bên lành, khi đi lại thì hông bên liệt sẽ bị kéo cao hơn bên lành khiến người bệnh đi khập khiễng, lệch người. Ở khớp vai và cánh tay bị ép chặt vào thân mình nên khi giơ cao tay hay đưa tay lên đầu sẽ khiến người bệnh bị đau.
- Mất khả năng giao tiếp: khoảng 25-30% người tai biến gặp khó khăn khi giao tiếp như nói khó, nói không tròn vành chữ, không hiểu người đối diện nói gì mà phải nhắc đi nhắc lại nhiêu lần, hoặc khó diễn đạt bằng lời.
Ngoài các biểu hiện dễ nhìn thấy bằng mắt trên thì đa số người tai biến đều mắc các bệnh về tâm lý, dễ suy sụp, trầm cảm, lo âu thái quá. Bởi vậy việc phục hồi chức năng sau tai biến là cả một quá trình dai dẳng rất khó tập luyện và cần sự kiên trì từ 2 phía cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não
Nguyên nhân chính của tai biến là do máu vì một lý do nào đó bị cản trở không cung cấp kịp thời lên não, khiến não bị tổn thương và bị đột quỵ. Nhưng có rất nhiêu hệ lụy dẫn tới việc máu không được lưu thông tuần hoàn lên não mà phải kể đến các bệnh lý sau:
- Béo phì, mỡ máu.
- Đái tháo đường.
- Bệnh tim mạch.
- Bệnh cao huyết áp.
- Thuốc lá, rượu bia vô độ.
- Căng thẳng, áp lực.
Theo nghiên cứu thi cứ 3 người bị tai biến sẽ có 2 người là đàn ông để có thể thấy thói quen và lối sống ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng tới nguy cơ gây bệnh tai biến. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan như sự thay đổi thời tiết, môi trường gây áp lực đến thành mạch máu, cản trở sự tuần hoàn của máu.
-
Phục hồi chức năng sau tai biến
Như đã nói ở trên, phục hồi chức năng sau tai biến là cả một quá trinh cần rất nhiều sự kiên trì, công sức và thời gian, tiền bạc của người bệnh và người nhà nhằm giúp người bệnh sớm bình phục và tái hòa nhập cộng đồng.
Nguyên tắc tự phục hồi sau tai biến
- Phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
- Phải được tập luyện đúng tư thế, đúng cách.
- Phải kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày.
- Phải loại bỏ các nguy cơ gây tái phát bệnh như tiểu đường, mỡ máu,…
- Nếu thấy người nhà có dấu hiệu mệt mỏi, đuối sức khi tập luyện nên nghỉ ngơi rồi tập bù sau, không nên miễn cưỡng.
Thời gian vàng để phục hồi sau tai biến
Có thể bắt đầu ngay từ sau khi tai biến khoảng 3-4 ngày khi thể trạng người bệnh đã ổn định hơn. Quá trình phục hồi sau đó có thể kéo dài liên tục từ 3 tháng đến 1 năm, có thể hơn tùy vào tình hình phục hồi của người bệnh.
Hướng dẫn phục hồi chức năng sau tai biến
a. Tư thế nằm
Việc hỗ trợ người bệnh sau tai biến đúng tư thế nằm sẽ giúp giảm co cứng và biến dạng khớp.
- Nằm ngửa: Bên người bị liệt nên kê thêm gối mềm ở phía vai và hông, khớp gối được chống và gập nhẹ, cổ chân vuông góc với lòng bàn chân
- Nằm nghiêng: Đối với nằm nghiêng sang bên bị liệt thì vai gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, chân liệt duỗi, chân lành gập ở háng và gối, có thể kê thêm gối đỡ phía sau lưng. Đối với nằm nghiêng sang bên lành thì vai và tay để tự do, chân lành duỗi, tay liệt có gối đỡ vuông góc với thân, chân liệt có gối đỡ để gập háng và gối, không cần gối đỡ ở lưng.
Lưu ý người bệnh cần phải lăn giở người để thay đổi tư thế nằm nhằm tránh bị loét do tỳ đè, giai đoạn đầu người nhà hỗ trợ và sau đó hướng dẫn người bệnh tự chủ động lăn trở người.
- Khi muốn lăn trở sang bên bị liệt, nâng tay và chân lành lên, đưa chúng về bên bị liệt rồi mới xoay thân người.
- Khi muốn lăn trở sang bên lành, đan tay lành vào với tay liệt, gập gối và háng bên liệt, dùng tay lành kéo tay liệt sang bên lành và đẩy nốt hông và chân còn lại.
b. Ngồi dậy
- Từ tư thế nằm ngửa, người nhà ngồi cạnh, người bệnh bám tay vào cánh tay người nhà, một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, ngồi dậy từ từ.
- Từ tư thế nằm nghiêng. Nếu người bệnh nằm nghiêng sang bên bị liệt, thì chân trên gập, người nhà ngồi sau một tay đỡ vai dưới, một tay đỡ vai trên, người bệnh đồng thời chống tay lành từ từ ngôi dậy. Nếu người bệnh nằm nghiêng sang bên lành thì di chuyển tới sát mép giường, luồn chân lành đẩy chân liệt thả xuống giường sau đó thả chân lành ra khỏi giường, chống khuỷu tay lành nâng thân người lên rồi mới thẳng tay lành ngồi dậy, người nhà có thể hỗ trợ đẩy vai.
c. Đứng dậy
Thông thường khi tập đứng, người bệnh có xu hướng đứng bằng chân lành, chân liệt bị thoãi ra, do vậy cần tập đứng thăng bằng trước, dồn trọng tâm xuống cả hai chân. Trước hết cần tập đứng bằng thanh song song sau đó mới dùng nạng khi đã quen. Để đứng được vững cần tập luyện phối hợp cả tay chân, lần lượt với tay sang hai bên hoặc cúi nhặt vật ở dưới đất.
d. Bài tập tại giường
Ngoài ra người bệnh có thể tự chủ động tập luyện tại giường các bài tập như:
- Nâng hông lên khỏi mặt giường, nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân, đầu gối gập, khép hai chân sát nhau, từ từ nâng hông lên càng cao càng tốt.
- Tập đưa hai tay lên đầu, cài tay lành vào các ngón tay bên liệt, đưa duỗi thẳng về phía trước rồi từ từ đưa lên phía đầu rồi về vị trí cũ, làm đi làm lại nhiều lần cố gắng sao cho khuỷu tay áp sát vào ngang tai.
Không những vậy, người nhà nên chủ động để người bệnh từ giải quyết các công việc cá nhân như đánh răng rửa mặt, mặc quần áo, chỉ hỗ trợ thời gian đầu và sau đó để người bệnh tự xoay sở và tự làm. Đối với các trường hợp tai biến nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu bằng dụng cụ để tăng khả năng phục hồi chức năng sau tai biến của người bệnh.
Thực phẩm hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, cần bổ sung thực phẩm và thay đổi chế độ ăn uống nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh và gây tái phát như tiểu đường và mỡ máu. Trong đó người bệnh có thể tham khảo sử dụng Tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia để bổ trợ.
Công dụng tinh dầu thông đỏ Royal: Hỗ trợ kiểm soát đường huyết trong máu, hòa tan cholesterol xấu tích tụ thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, làm bền thành mạch và giảm nguy cơ tai biến.
Hướng dẫn sử dụng: Uống từ 1-3 viên mỗi ngày, uống trước hoặc sau khi ăn đều được, uống kèm nhiều nước để tăng điện giải và trao đổi chất.
Tinh dầu thông đỏ Hoàng Gia tự hào là sản phẩm có chiết xuất tinh chất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo trợ chất lượng bởi chính phủ Hàn Quốc, được kiểm định chất lượng bởi Bộ y tế Việt Nam. Hiện sản phẩm đã có mặt trên toàn quốc. Tham khảo và mua sắm “Tại Đây“.