Phương pháp phòng ngừa – cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Người bệnh thường có triệu chứng nặng chân, tê chân, phù chân,… Người bệnh nên tham khảo các phương pháp phòng ngừa, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch tại nhà để điều trị hiệu quả tình trạng này. Mỗi ngày, ít nhất dành 30 phút cho các bài tập luyện để nhanh chóng phục hồi hơn. Sau đây là những thông tin vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người.

Tìm hiểu tổng quan về bệnh
Tìm hiểu tổng quan về suy giãn tĩnh mạch

Tổng quan về tình trạng giãn tĩnh mạch trong cơ thể

Tĩnh mạch là các mạch máu vô cùng nhỏ trong cơ thể, có nhiệm vụ dẫn máu từ các cơ quan về tim để thực hiện quá trình lọc máu cho vòng tuần hoàn mới. Bên trong tĩnh mạch lại có những van nhỏ đóng vai trò ngăn máu chảy ngược dòng. Khi các van tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bị tổn thương, máu trong tĩnh mạch sẽ lưu thông không kiểm soát, tạo áp lực làm giãn mạch. Đôi khi chúng ta có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi dưới da. Tình trạng này thường xuất hiện ở chi dưới và được khoa học gọi là giãn tĩnh mạch chân.

Ngoài xuất hiện ở đùi và chân là chủ yếu thì bệnh cũng có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể. Phụ nữ trong gian đoạn mang thai cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Hiện tượng này có thể giảm dần sau sinh, một số trường hợp không thuyên giảm, tùy vào từng trường hợp.

Hiện nay, bệnh này chưa có phương pháp điều trị triệt để. Các biện pháp hiện nay chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn rất cao. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ lối sống lành mạnh, khoa học. Ngoài việc điều trị bằng phương pháp y khoa, cần kết hợp thêm các biện pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ hiệu quả.

Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Kết hợp các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch chân dưới đây sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi hơn. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Hoạt động thể chất, vận động cơ chân

– Với những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu, hoạt động thể chất là điều cần thiết và hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập các bài tập gây nhiều áp lực cho chân, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga,… Việc tạo áp lực cho đôi chân sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở lên tồi tệ hơn.

– Nâng chân là biện pháp giúp giảm các triệu chứng khi bị giãn tĩnh mạch. Để hiệu quả, mọi người cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này ít nhất 20 phút. Mỗi ngày áp dụng 4-5 lần. Tốt hơn hết khi đi ngủ hãy kê cao chân.

– Massage cũng là một cách hiệu quả giúp máu ở chân lưu thông tốt hơn. Hãy massage thật nhẹ nhàng, không dùng quá nhiều lực. Khi thấy chân đau hoặc khó chịu thì dừng việc massage và nâng cao chân.

Biện pháp cải thiện - phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân
Biện pháp cải thiện – phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân

Cần thay đổi lối sống khoa học hơn

Lối sống, thói quen thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch chân hoặc khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.

Vì vậy, chúng ta cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là những người làm việc văn phòng. Hãy tích cực vận động hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông. Hãy ngồi làm việc 45 phút sau đó đứng lên đi lại hoặc đổi tư thế thường xuyên hơn.

Người bệnh cần tránh đi giày cao gót trong thời gian dài, vì thói quen này làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng khoa học cũng góp phần to lớn trong công cuộc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đây là biện pháp tốt dành cho các vấn đề về sức khỏe. Một số lời khuyên dành cho người bệnh như sau:

– Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C. Đây là 2 loại vitamin giúp kích thích sản xuất collagen và elastin giúp tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn.

– Bổ xung nhiều chất xơ cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: yến mạch, hạt lanh, lúa mỳ, ngũ cốc,… Các thực phẩm này tăng cường chất xơ cho cơ thể, đồng thời giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid như: cải bó xôi, bông cải xanh, hành, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, táo,… vì chúng giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.

– Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu kali như: hạnh nhân, khoai tây, cá hồi, cá ngừ,… vì K có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm nước trong cơ thể.

Sử dụng tất ngăn giãn tĩnh mạch

Tất y khoa giãn tĩnh mạch bó chặt hơn so với tất thông thường giúp cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân bằng việc tạo áp lực hợp lý lên chân để các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tất có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa sưng chân vào buổi tối cho người bệnh. Người bệnh thường xuyên phải đứng, đi lại hoặc ngồi lâu một chỗ được các chuyên gia khuyến nghị nên mang tất y khoa để giảm sưng, giảm khó chịu ở chân.

Kết hợp giữa Đông – Tây y kết hợp

Đối với những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở chân thì ngoài việc điều trị theo phương pháp y học thì nên kết hợp với Đông y để hỗ trợ, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhanh chóng hơn.

Trong dân gian có rất nhiều thảo dược quý, bài thuốc hay có thể giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Mọi người cần tìm hiểu để phù hợp với tình trạng bệnh.

Một số thảo dược có khả năng giúp thông huyết nổi tiếng như: nhân sâm, nấm linh chi, thông đỏ,… Đây là những thảo dược tự nhiên vô cùng quý hiếm.

Kết hợp giữa Đông - Tây y để hiệu quả tốt nhất
Kết hợp giữa Đông – Tây y để hiệu quả tốt nhất

Đặc biệt tinh dầu thông đỏ cao cấp Hàn Quốc được chiết xuất 100% từ lá cây thông đỏ. Sản phẩm này có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa một số bệnh về tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong tinh dầu thông đỏ có chứa thành phần Terpinolene quý hiếm có khả năng ngăn ngừa lão hóa, giảm cholesterol trong máu. Không những thế nó có thể làm sạch thành mạch, hạn chế cục máu đông, giúp lưu thông mạch máu, hạn chế áp lực máu trong tĩnh mạch hiệu quả.

Để ngăn chặn, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch ở chân mọi người nên có những thói quen tích cực. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về bệnh. Từ đó biết cách phòng ngừa và cải thiện bệnh được hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để biết rõ sức khỏe của bản thân, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *