Mục Lục
Bệnh động mạch vành (bệnh mạch vành) là dạng bệnh phổ biến ở người cao tuổi, chủ yếu ở nam giới. Là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh động mạch vành khá cao, chiếm từ 15%-36%, con số này ngày càng có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Vậy các yếu tố nguy cơ của bệnh chủ yếu là gì ? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh.
Khái niệm về bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành hay suy mạch vành là tình trạng các động mạch chính cung cấp máu cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông gây ra làm giảm lưu lượng máu vận chuyển đến tim. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy tim, thậm chí có thể đột tử do nhồi máu cơ tim.
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều các động mạch và tĩnh mạch, nối liền từ tim đến các cơ quan của cơ thể. Các mạch này thường rất mềm có sự đàn hồi. Khi xuất hiện các mảng xơ vữa bám trên thành mạch làm mạch máu bị thu hẹp lại khiến việc lưu thông máu trở lên khó khăn hơn. Một khi bệnh tiến triển, tim trong cơ thể sẽ không nhận đủ lượng oxy và máu dẫn đến tình trạng đau thắt ở lồng ngực gây tổn thương tim nghiêm trọng.
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành là gì ?
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành được các chuyên gia hàng đầu trên thế giới nghiên cứu và chứng minh có mối liên quan chặt chẽ với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh suy mạch vành. Và cuối cùng, các chuyên gia đã tìm ra được hai nhóm nguy cơ của bênh: Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi.
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi
Tuổi tác: Con người chúng ta không thể chống lại được thời gian. Đối với bệnh mạch vành, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh lại càng lớn. Trong đó Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn Nữ giới. Ở tuổi 60 trở đi, có tới 15% Nam giới và 9% Nữ giới mắc bệnh mạch vành. Và tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên 15% khi ở tuổi 75.
Giới tính và tình trạng mãn kinh: Động mạch vành thường phổ biến và khởi phát sớm ở Nam giới. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở Nữ giới tăng nhanh sau tuổi mãn kinh. Mặc dù ít phổ biến nhưng đây là bệnh gây ra tử vong cao nhất ở Nữ giới.
Tiền sử gia đình: Một trong những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và rất quan trọng đó chính là tiền xử gia đình có người bị xơ vữa động mạch. Cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh suy động mạch thì ở thế hệ thứ nhất tỷ lệ con mắc bệnh trước 55 tuổi cao hơn so với gia đình không có tiền sử bệnh lý.
Yếu tố chủng tộc: Theo những con số đã được kiểm định, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành gây ra ở gốc người Nam Á cao hơn tới 50% so với những người da trắng bản địa ở các nước phát triển, và thấp hơn so với nhóm người da đen. Ở các quốc gia Đông Á, tỷ lệ này hiện nay ngày càng gia tăng qua từng năm.
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên tới 50% và tỷ lệ tử vong cao hơn tới 60% so với người không sử dụng thuốc lá. Đối với người thường xuyên ngửi mùi thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) có thể làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch lên tới 25%. Hãy nói không với thuốc lá để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Lối sống thiếu lành mạnh: Lười vận động thể chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Đặc biệt là dân văn phòng, thường xuyên ngồi 1 chỗ, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì thế, hãy thường xuyên tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Có rất nhiều môn thể thao để các bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với bản thân. Có thể lựa chọn những môn thể thao yêu thích để giúp bạn kiên trì và có động lực hơn.
Rượu bia: Các loại đồ uống có cồn, ga như rượu – bia, nước ngọt đều là những đồ uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người nghiện bia – rượu có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người không sử dụng.
Stress kéo dài: Gia tăng áp lực trong công việc, cuộc sống là các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mọi người cần có tư tưởng thoải mái, đừng để bản thân phải gò bó quá mức. Hãy điều chỉnh tâm trạng, luôn vui vẻ để thấy cuộc sống tươi đẹp hơn nhé.
Béo phì: Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Người thừa cân thường có chỉ số cholesterol xấu trong máu cao. Nếu không có biện pháp giảm cân, thì nguy cơ mắc bệnh suy mạch vành rất cao. Vì vậy hãy duy trì chỉ số khối cơ thể BMI, giữ vóc dáng gọn gàng. Những người thừa cân nên có một chế độ ăn khoa học, thường xuyên tập luyện để có thể giảm cân được hiệu quả nhất.
Ngoài ra còn có một số các yếu tố khác mà bản thân chúng ta có thể cải thiện được như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…
Phòng ngừa bệnh mạch vành bằng tinh dầu thông đỏ
Có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa bệnh mạch vành như: thay đổi lối sống tích cực, hạn chế sử dụng bia – rượu, từ bỏ thuốc lá,… Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, mọi người cần tìm những sản phẩm có thể phòng ngừa bệnh tim mạch để mang lại kết quả cao nhất.
Một trong những sản phẩm đó phải kể đến đó chính là tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc. Một sản phẩm được xem như “thần dược” có thể giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh một cách toàn diện. Được ví như “bữa ăn” của các vị thần, mọi người không nên bỏ qua.
Tinh dầu thông đỏ cao cấp Hàn Quốc được chiết xuất hoàn toàn từ lá cây thông đỏ được chứng nhận là nguyên liệu hạng A. Thành phần của tinh dầu có chứa 3 thành phần vô cùng quý hiếm có hàm lượng cao: Terpinolene (18-26%), 3-Carene (12,5-16,5%), và Limonene (5-10%).
Nguyên nhân chính của bệnh mạch vành là do thành mạch bị viêm kéo dài, kết hợp với lượng cholesterol xấu trong máu cao lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ cứng và cục máu đông làm hẹp thành mạch.
Trong khi đó thành phần chính trong tinh dầu thông đỏ lại có Terpinolene có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời giúp ngăn ngừa lão hóa tế bào. 3-Carene có tác dụng khử trùng, kháng viêm tự nhiên. Vì vậy sẽ hạn chế tình trạng tập kết tiểu cầu và hình thành xơ cứng thành mạch.
Theo đánh giá, có tới hơn 90% người sử dụng tinh dầu thông đỏ đều kinh ngạc về tác dụng giảm cholesterol trong máu chỉ sau khoảng 1 tháng sử dụng. Rất nhiều người mỡ máu sử dụng nhiều phương pháp nhưng chưa hiệu quả, khi kết hợp sử dụng cùng tinh dầu thông đỏ thì đã mang lại hiệu quả bất ngờ.
Để điều trị, phòng ngừa bệnh mạch vành, mọi người nên kết hợp nhiều phương pháp với nhau để giúp cải thiện, phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Chúng tôi tin rằng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với tất cả các bạn độc giả, đặc biệt là những người quan tâm đến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Tốt nhất các bạn nên tầm soát sức khỏe 6 tháng – 1 năm/lần, từ đó có thể sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.