Mục Lục
Không phải bệnh nhân mỡ máu cao nào cũng cần phải sử dụng thuốc Tây để hạ mỡ máu. Những người mắc bệnh ở giai đoạn đầu có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn, kết hợp với tập luyện hàng ngày. Ngoài ra, người mới mắc bệnh có thể sử dụng thảo dược tự nhiên để giảm cholesterol trong máu hiệu quả.
Những người mỡ máu cao vượt ngưỡng quá mức cần phải sử dụng thuốc Tây để ôn định. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người những loại thuốc Tây giảm mỡ máu hiệu quả.
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao là một bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bệnh này được xem như “sát thần” âm thầm và tiềm ẩn trong cơ thể. Máu nhiễm mỡ gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các vấn đề về tim mạch. Theo nghiên cứu cho thấy, máu nhiễm mỡ gây ra xơ vữa động mạch. Đây là “thủ phạm” dẫn đến hơn 90% trường hợp bị nhồi máu cơ tim. Tỷ lệ tử vong do biến chứng của bệnh rất cao, lên đến gần 50%.
Chỉ số mỡ máu của người bình thường:
- Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg/dL tương ứng với < 5,2 mmol/L.
- LDL – Cholesterol xấu: Dưới 130 mg/dL tương đương với <3,3 mmol/L.
- HDL – Cholesterol tốt: Trên 50 mg/ dL tương ứng > 1,3 mmol/L.
- Tryglyceride: Dưới 160 mg/dL tương ứng < 2,2 mmol/L.
Chỉ số mỡ máu của người bệnh khi vượt ngưỡng an toàn:
- Cholesterol toàn phần: Trên 240 mg/dL (> 6,2 mmol/L).
- LDL – Cholesterol xấu: Trên 160 mg/dL (> 4,1 mmol/L).
- HDL – Cholesterol tốt: Dưới 40 mg/ dL (< 1 mmol/L).
- Tryglyceride: Trên 200 mg/dL (> 2,3 mmol/L).
Khi các chỉ số về mỡ máu vượt ngưỡng an toàn, cần phải sử dụng thuốc Tây để ổn đinh, hạ đường huyết. Bài viết này sẽ giúp người máu nhiễm mỡ lựa chọn được loại thuốc điều trị phù hợp.
7 nhóm thuốc Tây điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Người mắc bệnh mỡ máu cao điều đầu tiên cần phải thay đổi chế độ ăn, hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tích cực tập luyện thể thao. Đồng thời kết hợp với dùng thuốc Tây. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao. Sau đây là các nhóm thuốc cho người máu nhiễm mỡ.
Nhóm Statin – Nhóm thuốc điều trị mỡ máu được đại đa số người bệnh sử dụng
Statin là thuốc chữa trị bệnh rối loạn lipid máu thông dụng nhất và có hiệu quả cao. Nhóm thuốc này trực tiếp ức chế men (HMG-CoA) reductase, sau đó enzyme chuyển đổi HMG-CoA thành mevalonate (tiền chất của cholesterol).
Statin có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, hạ thấp cholesterol xấu LDL, giảm nhẹ Tryglyceride và tăng chỉ số cholesterol tốt HDL. Người mỡ máu cao sử dụng nhóm thuốc này không những giúp hạ mỡ máu mà còn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…
Nhóm thuốc Statin dùng vào buổi tối là hiệu quả nhất. Đối tượng có chỉ số mỡ máu toàn phần cao, cholesterol xấu LDL tăng thì nên sử dụng nhóm thuốc này.
Một số loại thuốc nhóm Statin
- Simvastatin.
- Atorvastatin.
- Rosuvastain.
- Lovastatin.
- Fluvastatin.
- Pitavastatin,…
Tuy nhiên, dùng thuốc Tây điều trị mỡ máu cao sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: táo bón, hoa mặt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu , đau cơ,…
Lưu ý: Những người mắc bệnh gan, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú không nên sử dụng nhóm thuốc này.
Nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao Fibrat
Fibrat là nhóm thuốc được khá nhiều người mắc bệnh máu nhiễm mỡ tin dùng. Chúng giúp giảm chất béo trung tính triglyceride trong máu, đồng thời có tác dụng làm tăng cholesterol HDL (mỡ tốt). Những người có chỉ số triglyceride trong máu cao nên sử dụng nhóm thuốc này là tốt nhất. Nhóm Fibrat có khả năng giúp giảm từ 40%-60% chỉ số triglyceride.
Nhóm thuốc điều trị mỡ máu cao Fibrat được chỉ định dành cho người có chỉ số triglyceride cao, hoặc người mắc bệnh máu nhiễm mỡ lâu năm. Có thể sử dụng nhóm thuốc này đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả.
Một số loại thuốc điều trị máu nhiễm mỡ nhóm Fibrat như:
- Fenofibrate.
- Ciprofibrate.
- Bezafibrate,…
Sử dụng nhóm Fibrat cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như: trướng bụng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau cơ,…
Tuyệt đối không sử dụng nhóm thuốc Fibrat cho đối tượng đang mang thai, người đang cho con bú, bệnh nhân bị suy gan, suy thận. Nhóm Fibrat tác động rất mạnh lên gan và thận, vì thế người mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên chia sẻ tình trạng bệnh lý của bản thân cho bác sĩ. Từ đó, bác sĩ kê đơn thuốc sao cho phù hợp nhất.
Nhóm Niacin giúp điều trị mỡ máu hiệu quả
Niacin hay còn gọi là vitamin B-3 có khả năng tan trong nước. Thường nhóm B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như súp lơ, cà rốt, hạt hạnh nhân,… Nhóm thuốc này có thể cải thiện cholesterol trong máu bằng cách tăng cholesterol HDL, giảm chỉ số LDL và cholesterol trung tính.
Mặc dù loại thuốc này có thể dễ dàng mua bên ngoài mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý mua nhóm thuốc Niacin về sử dụng vì không rõ liều lượng sử dụng thế nào. Việc sử dụng không đúng liều lượng sẽ làm bệnh tình nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác, đặc biệt là thận.
Có thể kết hợp Niacin với các nhóm thuốc Statin để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Một số loại thuốc nhóm Niacin
- Niacor.
- Niaspan.
- Slo-Niacin.
Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc này: chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, tăng men gan,…
Lưu ý: Những người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nên tránh sử dụng nhóm thuốc Niacin vì nhóm thuốc này có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Nhóm Resin – Thuốc gắn acid mật
Nhóm Resin giúp cơ thể loại bỏ LDL – cholesterol xấu trong cơ thể bằng cách sử dụng cholesterol để tạo ra mật tại gan. Nhóm thuốc này liên kết với acid mật, ngăn cản hấp thụ dịch mật vào máu trong quá trình tiêu hóa. Khi đó cơ thể bắt buộc phải sản xuất ra nhiều dịch mật hơn từ cholesterol. Từ đó giúp giảm mỡ máu hiệu quả.
Nhóm Resin có tác dụng làm giảm cholesterol LDL nhưng có nhược điểm là làm tăng nhẹ Triglyceride. Vì thế, người có chỉ số Triglyceride tăng cao không nên sử dụng nhóm thuốc này.
Một số loại thuốc gắn acid mật
- Cholestyramine (Lowcholest, Prevalite và Questran).
- Colesevelam (Welchol).
- Colestipol (Colestid).
Nhóm Resin có thể gây ra tác dụng phụ như: táo bón, ợ nóng, khó tiêu,…
Lưu ý: Những người có vấn đề về gan hoặc túi mật nên tránh sử dụng các loại thuốc điều trị mỡ máu cao nhóm Resin.
Nhóm Ezetimibe
Nhóm Ezetimibe có khả năng ức chế hấp thụ cholesterol có chọn lọc. Ezetimibe ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol xấu LDL trong ruột. Từ đó giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.
Ezetimibe có những tác dụng phụ như: đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, đau cơ, nhiễm trùng đường hô hấp trên,…
Lưu ý: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy thận, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú nên tránh sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc ức chế PCSK9
Thuốc ức chế PCSK9 là một loại thuốc sinh học mới trên thị trường, nó có tác dụng điều trị bệnh mỡ máu cao bằng cách loại bỏ LDL-cholesterol ra khỏi máu.
Hai loại thuốc đã được FDA của Hoa Kỳ cấp phép năm 2015: Praluent (Alirocumab) và Repatha (Evolocumab). Cả hai loại thuốc này đều dùng để tiêm, sử dụng cho những người không thể giảm cholesterol trong máu bằng các loại thuốc khác.
Loại thuốc này cần được tiêm từ 2-4 tuần một lần, chi phí thường rất đắt đỏ. Vì thế mà rất ít người lựa chọn giải pháp này (trừ trường hợp bệnh nhân không còn sự lựa chọn).
Thuốc ức chế PCSK9 vẫn có những tác dụng phụ như: cảm lạnh, cúm, đau lưng,…
Axit Béo Omega-3
Omega-3 giúp giảm mỡ máu là nhờ chứa các acid alpha-linolenic chuỗi dài (ALA), axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) giúp điều hòa các gen liên quan đến tổng hợp axit béo ở gan. Chính vì thế Omega-3 có tác dụng làm giảm chỉ số chất béo trung tính trong máu.
Ngoài ra, axit béo Omega-3 còn có thể ức chế tổng hợp cholesterol xấu LDL trong cơ thể, đồng thời làm lắng đọng cholesterol trong máu từ đó giảm sự gia tăng lipid máu sau ăn.
Nên uống thuốc mỡ máu cao khi nào?
Nên uống thuốc mỡ máu cao khi nào còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Tình trạng mỡ máu ở từng người sẽ khác nhau vì thế liều lượng sử dụng và thời gian uống thuốc cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc chuẩn đoán của bác sĩ.
Có những loại thuốc sẽ sử dụng trước khi ăn, có loại thuốc sử dụng sau khi ăn, có loại thuốc sử dụng vào buổi sáng, có loại thuốc sử dụng vào buổi tối,… Việc của người bệnh cần làm là tuân thủ đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng giờ.
Trường hợp không sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể làm tình trạng bệnh trở lên tồi tệ hơn và có thể gây hại cho cơ thể.
Khi quên sử dụng thuốc, hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu thời gian gần với liều tiếp theo thì nên bỏ 1 liều. Không nên gộp 2 liều sử dụng cùng 1 lúc để bù đắp cho liều đã quên.
Trên đây là top 7 nhóm thuốc điều trị bệnh mỡ máu cao được sử dụng phổ biến. Bài viết này sẽ giúp người mắc bệnh máu nhiễm mỡ hiểu hơn về từng nhóm thuốc. Chúng tôi khuyến cáo người bệnh nên đi khám bệnh và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về sử dụng vì rất có thể sẽ làm bệnh trở lên nghiêm trọng hơn. Ngoài cách giảm mỡ máu bằng thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo cách giảm mỡ máu bằng thảo dược, chế độ ăn uống,…
Bài viết được nhiều người quan tâm: